Chị Thanh Tâm thân mến!
Cách đây hơn 10 năm, khi còn khá trẻ, em đã không suy nghĩ kỹ khi quyết định cưới Ngân để có người quán xuyến gia đình, trông nom bố mẹ già trong khi em đi xuất khẩu lao động 5 năm.
Ngân hơn em 3 tuổi nhưng được cái nết chăm làm. Chúng em làm đám cưới trước khi em đi 1 tuần. Khi đã xa nhà, nghĩ lại, em mới thấy mình sai lầm vì đã lấy người mình không yêu. Dù vậy, những năm ở nước ngoài, em vẫn cư xử tốt với cô ấy, thư từ thăm hỏi, động viên và gửi tiền về cho bố mẹ và Ngân sửa nhà.
Nhờ sự đảm đang, chịu khó của Ngân, khi em trở về thì kinh tế gia đình cũng khá hơn trước rất nhiều. Em rất trân trọng công lao đóng góp của Ngân đối với gia đình em nhưng tình cảm giữa chúng em không thể nào hoà hợp được vì giữa chúng em không có tình yêu. Từ khi về nước đến nay đã hơn 5 năm nhưng em và Ngân vẫn mỗi người một phòng.
Chị Thanh Tâm ạ, Ngân mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống với người cậu ruột lam lũ vất vả. Cô ấy không được học hành gì. Bố mẹ em rất thương Ngân nhưng tình thương không thể thay thế cho tình yêu được, phải không chị? Sống suốt đời với một người mình không yêu thì làm sao có hạnh phúc? Em nghĩ, chúng em không thể kéo dài mãi cuộc sống thế này nên đã chủ động đặt vấn đề ly hôn để giải phóng cho cả hai.
Em thật sự không muốn là kẻ bạc tình nên đã hết sức giữ gìn, không có mối quan hệ tình cảm với ai khi chưa giải quyết dứt khoát với Ngân. Nhưng Ngân bảo: “Đưa nhau ra toà làm gì, anh ưng ai thì cứ sống với người ta, cứ để cho tôi được sống ở nhà này cho yên phận”.
Em thật sự không muốn là kẻ bạc tình nên đã hết sức giữ gìn, không có mối quan hệ tình cảm với ai khi chưa giải quyết dứt khoát với Ngân. Nhưng Ngân bảo: “Đưa nhau ra toà làm gì, anh ưng ai thì cứ sống với người ta, cứ để cho tôi được sống ở nhà này cho yên phận”.
Bố mẹ em rất quý mến Ngân, không muốn cho em ly hôn, lại có vẻ đồng tình với ý kiến của Ngân. Em đã nói với bố mẹ em, Luật hôn nhân và gia đình không cho phép làm như vậy nhưng họ không chịu nghe mà còn bảo: “Vạn sự trong nhà mình, người trong nhà không kiện cáo, thắc mắc thì ai biết đâu mà can thiệp?”.
Chị Thanh Tâm ơi, em đang bế tắc, khó xử. Em phải làm gì bây giờ?
Trí Việt (Vĩnh Phúc)
Trí Việt thân mến!
Ngân có thể chấp nhận để em chung sống với người khác vì nhiều lý do nhưng pháp luật không cho phép tồn tại “kiểu” gia đình như vậy. Có thể do hiểu biết hạn chế, Ngân không ý thức được quyền làm chủ cuộc sống của mình.
Về điểm này, em nên nhờ cán bộ Hội LHPN địa phương tác động và có hướng giúp Ngân ổn định cuộc sống. Về phía em và gia đình cần có sự hỗ trợ thoả đáng về vật chất sao cho xứng với công lao đóng góp của cô ấy những năm qua với gia đình em.
Như vậy, dù có ly hôn, Ngân cũng không bị thiệt thòi vật chất, hoàn toàn có thể sống độc lập. Nhiều người phụ nữ nông thôn rất sợ khi phải ra khỏi nhà chồng với hai bàn tay không.
Về điểm này, em nên nhờ cán bộ Hội LHPN địa phương tác động và có hướng giúp Ngân ổn định cuộc sống. Về phía em và gia đình cần có sự hỗ trợ thoả đáng về vật chất sao cho xứng với công lao đóng góp của cô ấy những năm qua với gia đình em.
Như vậy, dù có ly hôn, Ngân cũng không bị thiệt thòi vật chất, hoàn toàn có thể sống độc lập. Nhiều người phụ nữ nông thôn rất sợ khi phải ra khỏi nhà chồng với hai bàn tay không.
Sau khi 2 em ly dị, bố mẹ em hoàn toàn có thể yêu thương Ngân, đối xử với cô ấy như con gái, quan hệ gần gũi, gắn bó với cô ấy. Đó là tình cảm của các cụ, không ảnh hưởng tới việc em xây dựng hạnh phúc mới và cũng mở cho Ngân cơ hội tìm thấy một nửa thực sự dành cho mình.
Chúc cả 2 em may mắn!