Sống chết đến cùng với một sản phẩm
Vốn là một cậu bé bị cha bỏ rơi, Hiroshi Yamauchi (sinh ngày 7/11/1927) tại Kyoto, Nhật Bản, lớn lên cùng với ông bà nội - người lập ra một xưởng nhỏ sản xuất đồ chơi truyền thống Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trung học, đang băn khoăn giữa dự định thi vào khoa luật hay kỹ sư thì chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Hiroshi phải tạm gác việc học để làm việc trong một nhà máy của quân đội.
Thế chiến thứ 2 kết thúc, Hiroshi thi đỗ khoa Luật trường Đại học Waseda như mơ ước từ bé của mình. Nhưng khi Hiroshi là sinh viên năm 2, ông nội của cậu bị một cơn đột quị, để lại toàn bộ tâm huyết cùng quyền thừa kế cho cháu nội. Hiroshi phải bỏ dở việc học để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.
Với sự thông minh và nhanh nhạy, Hiroshi nhanh chóng khiến công việc kinh doanh khởi sắc với việc mở rộng đối tượng khách hàng đến thị trường Mỹ. Năm 1959, ký được hợp đồng làm thẻ chơi bài bằng nhựa cho Walt Disney, Nintendo đã có tiếng vang.
Đến Mỹ thăm quan các công ty giải trí, trở về Nhật Bản, Hiroshi quyết định đa dạng hóa công ty với việc kinh doanh các loại hình dịch vụ từ taxi Daiya, khách sạn, cơm gạo sấy ăn liền, súng thể thao laser… Song, tất cả đều thất bại khiến Nintendo rơi vào bờ vực phá sản và khủng hoảng suốt thập niên 1970.
Đến Mỹ thăm quan các công ty giải trí, trở về Nhật Bản, Hiroshi quyết định đa dạng hóa công ty với việc kinh doanh các loại hình dịch vụ từ taxi Daiya, khách sạn, cơm gạo sấy ăn liền, súng thể thao laser… Song, tất cả đều thất bại khiến Nintendo rơi vào bờ vực phá sản và khủng hoảng suốt thập niên 1970.
Theo ông, trong kinh doanh phải hết lòng với sản phẩm, sống chết cùng một sản phẩm và ý tưởng của mình cho đến khi có chỗ đứng trên thị trường. |
Ông chia sẻ: “Không gì khác là hết lòng với sản phẩm, sống chết cùng một sản phẩm và ý tưởng của mình cho đến khi có chỗ đứng trên thị trường. Một công ty muốn thành công phải chọn một lĩnh vực làm thế mạnh và tập trung cho đến khi giành được chiến thắng”. Vì thế, Hiroshi quyết định dừng tất cả các mặt hàng khác để tập trung vào sản phẩm trò chơi.
Không ngừng đổi mới
Không dừng lại ở những sản phẩm đồ chơi thông thường, Nintendo tập trung phát triển các trò chơi video và công nghệ. Hiroshi đã thành lập 3 nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm để họ cạnh tranh với nhau nhằm đưa ra các ý tưởng thuyết phục và hiệu quả.
Năm 1981, phần mềm trò chơi Donkey Kong của Nintendo ra đời với sự hợp tác cùng tập đoàn Sharp đã đem lại thành công vượt trội. Đặc biệt, năm 1983, Nintendo trình làng một trong những nhân vật video game nổi tiếng nhất trong lịch sử - Mario mà câu chuyện và trò chơi với chàng Mario đi cứu công chúa vẫn được ưa chuộng đến nay.
Năm 1981, phần mềm trò chơi Donkey Kong của Nintendo ra đời với sự hợp tác cùng tập đoàn Sharp đã đem lại thành công vượt trội. Đặc biệt, năm 1983, Nintendo trình làng một trong những nhân vật video game nổi tiếng nhất trong lịch sử - Mario mà câu chuyện và trò chơi với chàng Mario đi cứu công chúa vẫn được ưa chuộng đến nay.
Trò chơi Mario là một sản phẩm nổi tiếng của Nintendo |
Sau đó, Hiroshi tiếp tục tung ra sản phẩm giải trí rẻ tiền dành cho tầng lớp bình dân. Chiếc máy trò chơi điện tử điều khiển Famicom (viết tắt từ “Family Computer”) ra đời đã tạo cơn sốt trên thị trường Nhật Bản với số lượng 500 ngàn máy bán trong 2 tháng.
Đến năm 1988, cứ 3 gia đình người Nhật thì có 1 gia đình sở hữu máy Famicom. Năm 1990, phiên bản quốc tế của Famicom xuất khẩu sang Mỹ cùng các trò chơi nổi tiếng khác của Nintendo như Game Boy, Donkey Kong, Mario…
Những năm gần đây, bộ trò chơi Game Cube hay Nintendo Wii với hệ thống điều khiển cảm ứng tiếp tục vượt mặt các bộ Play Station của Sony hay Xbox của Microsoft, khẳng định vị trí tập đoàn kinh doanh trò chơi bậc nhất thế giới.
Đến năm 1988, cứ 3 gia đình người Nhật thì có 1 gia đình sở hữu máy Famicom. Năm 1990, phiên bản quốc tế của Famicom xuất khẩu sang Mỹ cùng các trò chơi nổi tiếng khác của Nintendo như Game Boy, Donkey Kong, Mario…
Những năm gần đây, bộ trò chơi Game Cube hay Nintendo Wii với hệ thống điều khiển cảm ứng tiếp tục vượt mặt các bộ Play Station của Sony hay Xbox của Microsoft, khẳng định vị trí tập đoàn kinh doanh trò chơi bậc nhất thế giới.
Nghiêm khắc với chính mình
Hiroshi luôn khẳng định: “Mọi sự dễ dãi đều dẫn đến thất bại. Dễ dãi với người thì thất bại một, dễ dãi với bản thân sẽ thất bại suốt đời. Tính kỷ luật và kiên cường đã giúp tôi giữ vững niềm tin và vượt qua khó khăn ngay trong những thời khắc khủng hoảng nhất”.
Khi mới tiếp nhận công việc kinh doanh của ông nội, trước sự thiếu kỷ luật của nhân viên, Hiroshi đã sa thải gần hết và tuyển dụng lại từ đầu để thiết lập lại kỷ luật công ty. Nổi tiếng với tinh thần chỉ đạo tập trung, Hiroshi trở thành “thẩm phán” duy nhất và kiên quyết nhất cho bất cứ sản phẩm mới nào. Những sản phẩm đủ làm ông hài lòng với những tiêu chuẩn khắt khe nhất mới được tung ra thị trường.
Nghiêm khắc và kỷ luật trong công việc khiến Hiroshi nổi tiếng với phong cách “độc tài” nhưng đồng thời là “người anh hùng” trong mắt người khác. Hiroshi Yamauchi mất năm 2013.
Nghiêm khắc và kỷ luật trong công việc khiến Hiroshi nổi tiếng với phong cách “độc tài” nhưng đồng thời là “người anh hùng” trong mắt người khác. Hiroshi Yamauchi mất năm 2013.