WEF ASEAN và ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp

19:15 | 13/09/2018;
Đổi mới công nghệ là chìa khóa để thúc đẩy chuyển đổi hệ thống thực phẩm... Với hơn 10 triệu nông dân sản xuất quy mô nhỏ, các nước trong khu vực ASEAN có thể tăng cường áp dụng công nghệ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 để giải bài toán truy xuất nguồn gốc và thiếu hụt thực phẩm.

Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/9/2018, các nhà lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo tập đoàn và các tổ chức quốc tế hàng đầu khu vực và thế giới cùng trao đổi trong nhiều phiên tham luận và đưa ra những đường hướng mới cho sự tăng trưởng của khu vực ASEAN trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận những tiềm năng hợp tác to lớn không chỉ trong nội bộ ASEAN mà ra cả bên ngoài khu vực.

Ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam Việt Nam trình bày trong phiên thảo luận Các Hệ thống Lương thực – ASEAN đổi mới Food Systems Innovative ASEAN

 

Trong khuôn khổ của Hội nghị, ông Ganesan Ampalavanar, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam Việt Nam, đã có phần trình trong phiên thảo luận “Các Hệ thống Lương thực – ASEAN đổi mới” (Food Systems: Innovative ASEAN) và phát biểu khai mạc trong phiên họp: “Gia tăng thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương” (Accelerating Trade and Investment in Asia Pacific).

Với vai trò thành viên ban điều hành buổi thảo luận “Các Hệ thống Lương thực – ASEAN đổi mới”, ông Ganesan Ampalavanar đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành chuyển đổi hệ thống lương thực trước nguy cơ nguồn cung ứng bị thiếu hụt, những hình thức đổi mới nhằm khắc phục tình trạng này bao gồm áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng như thay đổi mô hình kinh doanh.

Ông Ganesan cũng đưa ra những ví dụ thực tiễn mà Nestlé Việt Nam đã và đang thực hiện giúp hơn 20.000 hộ nông dân trồng cà phê nâng cao năng suất và thu nhập từ cây cà phê thông qua việc áp dụng những kỹ thuật và công nghệ mới từ dự án NESCAFÉ Plan.

Bà Đỗ Thị Hiền, nông dân sản xuất giỏi trong chương trình Nescafe Plan đang cùng chồng giới thiệu vườn cà phê năng suất cao cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

"Đánh giá việc thực hiện Sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” và mô hình hợp tác công - tư (PPP) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh vai trò của Nestlé Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển và liên kết chuỗi trong ngành hàng cà phê. Qua gần 8 năm thực hiện, dự án đã hình thành được những vùng sản xuất nguyên liệu và người nông dân đã học được kỹ thuật canh tác để đạt năng suất cao, môi trường tốt và hiệu quả cuối cùng cao nhất.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nhà đầu tư hạt nhân Nestlé Việt Nam cùng các doanh nghiệp Việt Nam đang làm tốt chức năng hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn quản trị, thu mua nông sản, tổ chức chế biến và phân phối chuỗi giá trị. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá đây là một trong những mô hình rất tốt và hướng tới sẽ mở.

Trong phiên thảo luận về “Gia tăng thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương” diễn ra vào ngày 13/9/2018, ông Ganesan Ampalavanar, có bài phát biểu khai mạc, nêu bật những thách thức và cơ hội đối với thương mại và đầu tư toàn cầu cũng như tại khu vực châu Á, ASEAN trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giải pháp đồng nhất tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại cũng được các đại biểu đề cập với ví dụ cụ thể là hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử cần được áp dụng thống nhất giữa các thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, cũng được nhấn mạnh.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn