Bé G.L (3 tuổi), con gái đầu của chị Đ.T.N.A (26 tuổi, trú ở xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) là nạn nhân của vụ tai nạn thương tâm trên.
Mẹ bé L. cho biết: “Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cả nhà về quê. Hôm 24 Tết, khi chơi đùa ở phía ngoài nhà, con tôi không may bị cán vợt cầu lông đâm xuyên não. Giờ cháu vẫn đang trong tình trạng nguy kịch”.
Khi phát hiện bé gặp nạn, người nhà vội rút cán cầu lông ra khỏi đầu, khiến bé bị mất nhiều máu, đứt các mô não… rồi bất tỉnh.
Ngay sau đó, gia đình đã nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh và được bệnh viện tuyến tỉnh chuyển ra bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị.
Bé G.L vẫn đang trong tình trạng nguy kịch |
Chị N.A cho biết thêm: “Bác sĩ nói, con tôi bị cán cầu lông đâm vào não sâu 7cm, đến nay não bé bị phù to, bất tỉnh, một phần não đang được nuôi dưỡng để đảm bảo sự sống cho bé”.
Được biết, mỗi ngày chi phí điều trị cho bé lên tới 25 triệu đồng tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trong khi đó hoàn cảnh gia đình của bé L. rất khó khăn.
Hiện tại, sức khỏe của L. vẫn chưa có tiến triển tốt.
Cách sơ cứu vết thương bị đâm xuyên:
Vết thương đâm xuyên thường do dao đâm, hoặc những vật cứng nhọn đâm vào hoặc do đạn bắn hoặc do xương sườn bị ép ra phía ngoài da để cho không khí tràn vào khoang ngực. Những vết thương này có thể trở nên phức tạp và phát triển thành vết thương ngực hở.
Trong vết thương này, phổi bên bị thương bị xẹp ngay cả khi phổi đó không bị thủng và không còn khả nǎng hít khí vào... Hơn nữa khi xương sườn nâng lên lúc bệnh nhân thở vào làm cho không khí bên ngoài bị hút vào khoang lồng ngực qua vết thương sẽ chèn ép bên phổi lành dẫn đến tình trạng hô hấp không có hiệu quả và ngạt có thể xảy ra.
Trường hợp vẫn còn dị vật
- Không được rút dị vật ra : vì nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị tử vong.
- Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật.
- Đặt gạc hoặc miếng vải xung quanh dị vật.
- Đặt một vành khǎn lên trên vết thương sau đó bǎng kín lại như vết thương không có dị vật.