Khi mùa lúa vàng chín rộ trên các thửa ruộng bậc thang ở khắp các bản làng cũng là lúc người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) làm đám cưới cho con cháu.

Mùa lúa chín mới làm đám cưới cho con cháu

Mới đây, trong khuôn khổ "Hội Mùa vàng Bình Liêu 2022" (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ. Đây là những nghi thức riêng được thực hiện theo tập quán của dân tộc để mỗi đôi trai gái tạo lập nên một gia đình mới.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 1.

Trang phục truyền thống của người dân tộc Sán Chỉ

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 2.

Người đi đầu là cô dâu, trong trang phục cô dâu của người dân tộc Sán Chỉ

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 3.

Những gánh sính lễ của nhà trai mang đến nhà gái

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 4.

Sính lễ nhà trai đem đến nhà gái gồm gà, rượu, 12 cái bánh dày to và 20 cái bánh dày nhỏ.

Đồng thời, thông qua việc tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa của cộng đồng đồng bào dân tộc Sán Chỉ ở Bình Liêu.

Khi mùa lúa vàng chín rộ trên các thửa ruộng bậc thang ở khắp các bản làng cũng là lúc người Sán Chỉ ở huyện Bình Liêu làm đám cưới cho con cháu. Bởi họ quan niệm, mùa lúa chín vàng là một mùa bội thu, no đủ, gửi gắm mong muốn con cháu sẽ có được cuộc sống no ấm, đủ đầy, hạnh phúc.

Hát đối để xin dâu

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 5.

Khi cô dâu bước về nhà chồng sẽ được thầy cúng hoặc người có uy tín trong gia đình nhà trai dẫn đoàn đón dâu vừa đi vừa thực hiện một số nghi thức rải tiền khi qua mỗi cây cầu, con suối để xin qua đường.

Điểm nhấn trong đám cưới của dân tộc Sán Chỉ chính là những câu hát đối, bởi từ lúc yêu nhau đến khi cưới nhau, những đôi trai gái luôn dập dìu trong những câu hát. Tại hôm tổ chức hôn lễ, ban đầu, đoàn nhà trai đến nhà gái, nhà gái cử người ra đón. Nhà trai hát đối trình bày công việc đến xin đón cô dâu. Nhà gái ra lời đối để nhà trai trả lời. Để công việc được thuận hòa, tốt đẹp, nhà gái sẽ đưa ra những câu đối dễ để nhà trai đối được, sau đó nhà gái hát mời nhà trai vào.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 6.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 7.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 8.

Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn đưa dâu đưa cô dâu về nhà chồng đi theo đúng thứ tự, số người tham gia luôn là số chẵn

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 9.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 10.

Những chiếc bánh nhà trai đem đến sẽ được nhà gái gói lại cẩn thận bằng giấy rồi giao lại cho đại diện nhà trai, người đón dâu.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 11.

Trong ảnh là cô dâu chú rể

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 12.

Tái hiện nghi lễ đám cưới của người Sán Chỉ ở Bình Liêu - Ảnh 13.

Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn đưa dâu đưa cô dâu về nhà chồng đi theo đúng thứ tự, số người tham gia luôn là số chẵn. Cô dâu mặc áo dài, thắt lưng hoa, trên tay cầm chiếc khăn mặt đã được chuẩn bị sẵn; đầu đội khăn màu đen, các cô gái khác mặc áo có màu xanh đặc trưng của người Sán Chỉ. Đoàn rước dâu ra ngoài đường, việc hò hát vẫn tiếp tục.

Nghi lễ đón dâu trong đám cưới của người Sán Chỉ là hoạt động thể hiện sự trân trọng, tôn vinh người phụ nữ trong ngày lễ trọng đại của cuộc đời, đồng thời là cách chúc phúc cho đôi bạn trẻ, tạo hành trang vững chắc cho cuộc sống mới, cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, gắn bó trọn đời.

Tham gia trong nghi lễ đó không chỉ có người thân, họ hàng - những người được lựa chọn để đại diện cho hai họ, mà còn có sự tham gia của cả cộng đồng. Điều đó làm tăng thêm sự tươi vui, phấn khởi, tạo sự gắn kết cộng đồng bền chặt.

La Nhung - La Trưởng