Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những câu nói gieo mầm sống thiện lành

22/01/2022 17:00
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh mới viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu-TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế vào 0 giờ ngày 22/1 (tức 20 tháng Chạp năm Tân Sửu). Cả cuộc đời hành đạo, Thiền sư đã có hàng nghìn buổi thuyết giảng để truyền mầm sống thiện lành.

Trong 96 năm hiện hữu giữa cuộc đời với phần lớn thời gian gắn liền với đạo Phật và pháp môn Làng Mai, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách và có nhiều buổi thuyết giảng trên khắp thế giới để gieo mầm sống thiện lành, mong muốn mang lại hạnh phúc cho con người.

Rất nhiều cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xếp hạng "bestseller" (bán chạy nhất) như: An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Đường xưa mây trắng, Giận, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời... Ông là một văn nhân, một thi nhân, một học giả và cũng là một người đấu tranh cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động.

Những bài giảng, những câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh chính là những triết lý sống, hướng con người đến lối sống nhẹ nhàng, hạnh phúc và cả những chiêm nghiệm, trăn trở về cuộc đời. Cụ thể như: "Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng mặt trời. Nếu tâm trí của chúng ta luôn chứa đầy những toan tính và lo lắng thì chúng ta chẳng thể tìm được một khoảng ᴛɾốпg cho chính mình". "Mỗi sáng thức dậy tôi lại mỉm cười và hai mươi tư tiếng hạnh phúc sẽ ở ngay trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn ý nghĩa cho từng giây và nhìn mọi điều bằng áпh mắt nhân ái".

"Sự giác ngộ luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người. Những giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới sự giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra mình vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn chạm tay vào điều kì diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày. Đó cũng là một loại giác ngộ".

"Con người sẽ luôn đau khổ vì bị mắc kẹt trong những quan điểm cá nhân khác nhau. Chỉ khi nào giải phóng được những quan điểm đó thì chúng ta mới được tự do và hạnh phúc".

"Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể trao tặng cho những người xung quanh. Thấu hiểu cũng chính là tên gọi khác của sự yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu và cảm thông cho người khác, bạn cũng sẽ chẳng yêu thương được chính mình".

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những câu nói gieo mầm sống thiện lành - Ảnh 1.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các học trò

"Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng chính đôi chân của mình". "Khi một người làm bạn tổn thương, trong sâu thẳm đâu đó chính họ cũng đang bị nỗi đau khổ ngự trị. Họ không đáпg trách, họ cần sự bao dung và giúp đỡ từ bạn".

"Hạnh phúc là khi chúng ta được sống đúng với chính mình. Bạn không cần người khác phải thừa nhận điều đó, chỉ cần bạn hiểu và hạnh phúc là đủ đầy".

"Mỗi ngày của bạn vẫn luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn sống chậm lại, để tâm một chút bạn sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp này".

"Chúng ta luôn đau khổ là vì những thành kiến và mẫu thuẫn. Khi nhìn cuộc sống bằng áпh mắt cởi mở hơn, chúng ta sẽ được tự do, bình yên và chẳng còn khổ đau nữa". "Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể mang niềm vui và hạnh phúc tới cho người khác. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của chúng ta có thể mang đến sự đau khổ hay hạnh phúc cho mọi người".

Góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa ấn ký công văn về việc tổ chức tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh. Theo đó, thực hiện theo di nguyện của Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi thức tâm tang. "Trưởng lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh là vị cao Tăng của Phật giáo Việt Nam có nhiều công lao trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp góp phần xiển dương (phát triển, mở rộng) Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. Ngài là vị Thiền sư hướng đạo của Phật giáo đồ trên thế giới", công văn của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN nhận định.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và những câu nói gieo mầm sống thiện lành - Ảnh 2.

Chư tăng bàn bạc công việc tổ chức tang lễ cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh-Sư Ông Làng Mai có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình.

Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" khi đề cử Thiền sư cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu. Rất nhiều học trò của Thiền sư đã gặt hái được nhiều trái ngọt trong sự thực tập và tiếp nối được sự nghiệp hoằng hóa mà Thiền sư trao truyền suốt những thập kỷ qua.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sinh năm 1926 tại Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và nhiều trung tâm tu học khác tại Mỹ, Đức, Hồng Kông (Trung Quốc)a, Thái Lan. Sau hơn 40 năm kể từ khi rời Việt Nam, Thiền sư trở về quê nhà hoằng pháp lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, 2008…

Năm 2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan trở về Tổ đình Từ Hiếu với ý nguyện muốn sống tại đây cho đến ngày viên tịch. Ông đã nhắn nhủ các chư tăng: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được tổ chức theo nghi thức tâm tang. Theo đó, vào 8h00 ngày 23/12022 sẽ diễn ra lễ Nhập Kim Quan; 7h00 ngày 29/1/2022 diễn ra lễ Trà Tỳ (hỏa táng). Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Sau lễ Trà Tỳ, Xá Lợi của Thiền sư sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn