Thoát nghèo nhờ cây Thạch đen

26/10/2023 11:58
Huyện Thạch An phát triển vùng trồng cây nguyên liệu Thạch đen khá mạnh trong những năm vừa qua

Huyện Thạch An phát triển vùng trồng cây nguyên liệu Thạch đen khá mạnh trong những năm vừa qua

Ngày nay, chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng) đã chọn cây Thạch đen làm cây trồng chủ đạo để góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Phát huy nghề làm Thạch đen truyền thống

Nghề làm Thạch đen vốn là nghề truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Cao Bằng, trong đó có huyện Thạch An. Từ nhiều năm trở lại đây, người dân ở Thạch An đã chọn hướng phát triển mở rộng nghề sản xuất Thạch đen với quy mô lớn ra ngoài thị trường. Hiện nay trên địa bàn huyện Thạch An có hàng chục cơ sở, xưởng sản xuất Thạch đen thành phẩm, mỗi ngày xuất ra hàng tấn sản phẩm đi khắp các tỉnh/thành trong cả nước.

Nhờ kỹ thuật sản xuất gia truyền, với máy móc công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên Thạch đen thương phẩm của các cơ sở sản xuất ở huyện Thạch An được chứng nhận là sản phẩm OCOP và được người tiêu dùng đánh giá cao. 

Thạch đen thương phẩm huyện Thạch An, Cao Bằng, hiện nay là sản phẩm khá nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng

Cho đến nay, tại một số siêu thị lớn ở các tỉnh/thành, dễ dàng bắt gặp sản phẩm Thạch đen thương phẩm xuất hiện trên các kệ hàng. Điều này cho thấy, sản phẩm Thạch đen truyền thống của người dân Cao Bằng nói chung và huyện Thạch An nói riêng, đã vượt qua nhiều quy định về an toàn thực phẩm, về mẫu mã, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường thực phẩm đa dạng hiện nay. 

Người dân hưởng lợi nhờ canh tác cây nguyên liệu Thạch đen

Nhờ quá trình phát triển và hội nhập thị trường của Thạch đen thương phẩm thành công, từ đó, người dân có điều kiện để trồng và phát triển cây nguyên liệu Thạch đen trên diện tích lớn, góp phần tăng thu nhập nâng cao mức sống cho cộng đồng, đặc biệt là những người lao động nữ ở huyện Thạch An. 

Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Thạch An phát triển kinh tế nhờ cây Thạch đen - Ảnh 2.

Huyện Thạch An phát triển vùng trồng cây nguyên liệu Thạch đen khá mạnh trong những năm vừa qua

Chị Nguyễn Thị Thu Hường, ở xã Đức Xuân, huyện Thạch An, chia sẻ: "Ngày nay người dân trong huyện trồng cây nguyên liệu Thạch đen khá nhiều, ưu điểm của cây này là dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, thời gian cho thu hoạch cũng khá nhanh. Mà giá bán thì hiện nay cho lợi nhuận lớn hơn so với các cây trồng khác như lúa, ngô, nên người dân lựa chọn phát triển canh tác cây này khá nhiều. Hàng năm các gia đình trồng cây Thạch đen có mức thu nhập từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng/hộ".

Bà Đàm Thị Phượng, Chủ tịch Hội LHPN xã Đức Xuân, cho hay: "Có thể nói, cây Thạch đen đã tạo ra việc làm và thu nhập khá ổn định cho chị em người dân tộc thiểu số ở địa phương. Hiện nay chị em chuyển sang canh tác cây thạch đen khá phổ biến, cùng với đó là gí cả mặt hàng này mấy năm nay cũng ổn định nên chị em cũng có thêm thu nhập. Đây là nguồn lực rất tốt để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân".

Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Thạch An phát triển kinh tế nhờ cây Thạch đen - Ảnh 3.

Cây Thạch đen đã tạo ra việc làm và thu nhập cho chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số ở huyện Thạch An

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An, tổng diện tích cây Thạch đen trong toàn huyện hiện nay vào khoảng 428 ha, trồng ở 8 xã trong huyện; dự báo tổng sản lượng 2.000 tấn, với giá bán bình quân 40 nghìn đồng/kg, mang lại thu nhập khoảng 80 tỷ đồng cho nông dân. Thị trường tiêu thụ cây Thạch đen chủ yếu do tư thương thu mua, sơ chế, rồi xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Tại thị trường trong nước, một số công ty, cá nhân mua cây thạch đen về chế biến Thạch đen thương phẩm, bán rộng rãi trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Cần đầu ra bền vững 

Theo người dân trồng cây Thạch đen ở huyện Thạch An thì lượng sản phẩm cây Thạch đen sản xuất ra với số lượng khá đều đặn nhưng chủ yếu dựa vào xuất khẩu là chính, lượng tiêu thụ tại chỗ do các cơ sở sản xuất Thạch đen thương phẩm là rất hạn chế so với số lượng hàng nghìn tấn/năm.

Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Thạch An phát triển kinh tế nhờ cây Thạch đen - Ảnh 4.

Đóng hàng nguyên liệu Thạch đen để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Do vậy, người dân sản xuất cây nguyên liệu Thạch đen mong muốn duy trì được các nguồn nhập khẩu ổn định, giúp cho người dân có điều kiện phát triển sản xuất nguồn hàng này được thuận lợi.

Ông Nông Thế Phúc, Chủ tịch UBND huyện Thạch An, cho biết: Địa phương chú trọng tập huấn kỹ thuật sản xuất sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông dân, cơ sở thu mua, chế biến sản phẩm từ cây thạch đen. Đồng thời, phối hợp quảng bá cây thạch đen, sản phẩm từ cây thạch đen; kêu gọi đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ cây thạch đen tại địa bàn huyện, tạo đầu ra ổn định, bền vững cho cây thạch đen, giúp bà con nông dân thoát nghèo, làm giàu, nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng đồng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.