Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi

Biểu tượng Halal của Cơ quan chứng nhận thực phẩm Halal

Biểu tượng Halal của Cơ quan chứng nhận thực phẩm Halal

Trong văn hoá Hồi giáo, có 2 tiêu chuẩn áp dụng lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo, đó là Halal và Haram.

Theo Wikipedia, Halal là một từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là "cho phép" hoặc "hợp pháp", còn trái nghĩa với Halal là Haram, tức là "bị cấm" hoặc "trái phép". Trong quy tắc ăn kiêng theo kinh Qur'an của Hồi giáo, tiêu chuẩn Halal đặc biệt liên quan đến việc chế biến và chuẩn bị thịt theo các yêu cầu nhất định.

Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi - Ảnh 1.

Dấu chứng nhận thực phẩm đạt chuẩn Halal

Vậy thế nào là thực phẩm Halal? 

Đó là những thực phẩm đạt tiêu chuẩn cơ bản sau:

Sản phẩm phải không có bất cứ nguyên liệu nào mà Luật hồi giáo cấm, hay không chấp nhận (Ví dụ: thịt lợn, thịt chó, các động vật cần bảo tồn, động vật chết vì tai nạn, máu, chất thải, đồ có cồn…). Sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu mà Luật hồi giáo không cho phép, hay không chấp nhận trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và lưu kho. Trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển, lưu kho, sản phẩm đó không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu mà Luật Hồi giáo không chấp nhận.

Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi - Ảnh 2.

Jelatah - một món chay được người Hồi giáo ở Malaysia dùng phổ biến trong tháng cầu nguyện Ramadan, và là một món ăn chuẩn Halal (Nguồn: VnExpress)

Trừ những sản phẩm bị cấm thì người Hồi giáo coi các loại nguyên liệu còn lại là thực phẩm Halal, như các sản phẩm sữa, mật ong, rau củ, hạt, ngũ cốc, thịt cá, thịt gà… Tiêu chí cho các mặt hàng thịt Halal (không phải thịt lợn) bao gồm nguồn gốc, nguyên nhân cái chết của động vật và cách chế biến.

Ngoài thực phẩm và chế độ ăn kiêng, lối sống Halal còn có thể áp dụng lên các hoạt động du lịch, tài chính, may mặc, truyền thông, giải trí, mỹ phẩm, thậm chí có thể liên quan đến các hoạt động hậu cần công nghiệp, sản xuất, chuỗi cung ứng… Muốn nhập khẩu hàng hóa vào một số nước theo đạo Hồi, bắt buộc phải có được chứng nhận kiểm định chất lượng sản phẩm đạt chuẩn Halal.

(còn tiếp)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn