Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi (phần cuối)

Khu bán thịt Halal tại một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Richmond Hill, Ontario, Canada.

Khu bán thịt Halal tại một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Richmond Hill, Ontario, Canada.

Sự khác biệt giữa thịt bình thường và thịt Halal đó là người Hồi giáo mổ thịt động vật theo phương pháp Dhabihah (hay còn gọi là Zabiha).

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới, với hơn 1,5 tỷ tín đồ (theo Wikipedia). Do đó, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Halal đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực kinh doanh thực phẩm trên toàn thế giới. Một số thị trường tiêu biểu của thực phẩm Halal bao gồm các nước Hồi giáo, châu Á và Trung Đông. Tại Việt Nam, Halal được xem là một tiêu chuẩn thực phẩm cao.

Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi (phần cuối) - Ảnh 1.

Hình ảnh trong một lò mổ thịt cừu theo tiêu chuẩn Halal ở Châu Âu (Nguồn: Kênh YouTube “The Muslim Vibe”)

Việc chế biến nguyên liệu, đặc biệt là việc giết thịt động vật sống trên cạn, phải theo đúng quy định của luật đạo Hồi. Sự khác biệt giữa thịt bình thường và thịt Halal đó là người Hồi giáo mổ thịt động vật theo phương pháp Dhabihah (hay còn gọi là Zabiha). 

Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi (phần cuối) - Ảnh 2.

Một buổi chuẩn bị thịt cho Lễ Hiến sinh Eid al-Adha ở Pakistan

Các yêu cầu trong phương pháp giết mổ đó bao gồm: Việc giết thịt phải được thực hiện bởi một người Hồi giáo hoặc người Do Thái có hiểu biết về cách giết mổ của đạo Hồi. Động vật bị giết thịt phải tuân thủ Luật Hồi giáo. Trong quá trình nuôi, con vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, không chứa các sản phẩm làm từ động vật khác. Trước khi bị làm thịt, con vật phải còn sống (Thịt của động vật chết hoặc bất tỉnh trước khi mổ không tính là thịt Halal). Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để máu chảy ra hết. Thịt Halal là thịt không dính máu. Ngay trước khi giết thịt, người đồ tể phải cầu Thượng Đế. Con vật bị làm thịt phải quay mặt về Qibla (hướng người hồi giáo cầu nguyện) Dụng cụ giết thịt phải làm bằng thép sắc. Thao tác làm thịt phải nhanh để tránh việc con vật phải chịu đau đớn.

Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi (phần cuối) - Ảnh 3.

Mặc dù chế độ ăn kiêng Halal còn những hạn chế nhưng vẫn có rất nhiều lựa chọn cho người Hồi giáo. (Ảnh minh hoạ: Unsplash)

Những yêu cầu nghiêm ngặt này thể hiện quy tắc đối xử nhân đạo đối với động vật trong đạo Hồi. Nhờ những tiêu chuẩn trong việc nuôi dưỡng và giết mổ, ẩm thực Hồi giáo thường được coi là an toàn và lành mạnh hơn so với các loại thực phẩm khác. Ẩm thực Hồi giáo là sự kết hợp của nhiều yếu tố, với những món ăn đa dạng và độc đáo, tốt cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, thực phẩm Halal được chú trọng trong những bữa tiệc tôn vinh hoặc những sự kiện quan trọng.

Tiêu chuẩn Halal của ẩm thực đạo Hồi (phần cuối) - Ảnh 4.

Nước uống được dán nhãn Halal

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn