Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân

05/06/2023 15:12

Quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo được khẳng định như thế nào trong Chị thị số 18-CT/TW của BCH Trung ương, ngày 10 tháng 1 năm 2018 về "tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH Trung ương ngày 12 tháng 3 năm 2003 về công tác tôn giáo"?

- Tiếp tục giữ quan điểm coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn, phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị...

- Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ về công tác tôn giáo, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cần quán triệt và tập trung thực hiện tốt một số nội dung, nhiệm vụ phù hợp với tình hình mới như sau:

+ Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Chủ động, tích cực tiếp xúc với các chức sắc để tăng cường sự hiểu biết, cởi mở, chân thành, tạo niềm tin cho tín đồ các tôn giáo hiểu, đồng tình, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng khối đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo và giữa các tôn giáo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu của các thế lực thù địch, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước...

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng ở vùng có đông đồng bào theo tôn giáo. Chú trọng công tác phát triển đảng viên là người có đạo, gắn với công tác xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng cốt cán trong tôn giáo làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tổ chức, chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Chủ động nắm chắc tình hình tôn giáo, chỉ đạo, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề liên quan đến tôn giáo, không để phát sinh điểm nóng phức tạp.

+ Đổi mới nội dung, phương thức vận động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội phù hợp với đặc điểm vùng đồng bào có tôn giáo, quần chúng có tôn giáo khác nhau để phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo" trong quần chúng tín đồ các tôn giáo. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng có tôn giáo, chú trọng công tác vận động chức sắc tôn giáo...

Nguồn: Hội LHPNVN

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn