Vai trò của nữ tu trong nhà thờ Kitô giáo

Các nữ tu tại trại trẻ mồ côi Mẹ Hòa bình ở Zimbabwe

Các nữ tu tại trại trẻ mồ côi Mẹ Hòa bình ở Zimbabwe

Nữ tu là từ chỉ những người phụ nữ tự nguyện rời bỏ cuộc sống vật chất, rời xa sự đời để chuyên tâm tu hành, cầu nguyện, chiêm nghiệm cuộc đời ở tu viện hoặc các địa điểm tôn giáo.

Trong Kitô giáo, hai từ "nữ tu sĩ" (nun) và "chị" (sister, đầy đủ hơn là "religious sister") thường được coi là đồng nghĩa và ở Việt Nam gọi cả hai là "sơ" ("sœur" từ tiếng Pháp). Tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt giữa nữ tu tông đồ (nun) và các sơ (sister), trong lối sống, mục vụ và lời khấn của họ ở nhà thờ.

Vai trò của nữ tu trong nhà thờ Kitô giáo- Ảnh 1.

Các nữ tu tại Tu viện Mariendonk ở Đức.

Nữ tu (nun) là những phụ nữ đã tuyên khấn các lời khấn trọng thể, sống trong các nữ tu viện (nunnery) và chỉ được phép rời khỏi tu viện trong hoàn cảnh đặc biệt và với sự cho phép. Họ tuyên khấn công khai và rất long trọng, tự nguyện từ bỏ "tài sản trần thế" như gia tài cá nhân và tài sản thừa kế, lui về sống cuộc sống ẩn dật, khép kín. 

Vai trò của nữ tu trong nhà thờ Kitô giáo- Ảnh 2.

Một nữ tu Chính Thống giáo (nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì thế giới)

Các nữ tu dành toàn thời gian để "suy niệm và cầu nguyện cho sự cứu rỗi các linh hồn tha nhân" (Giáo xứ Vĩnh Hương). Vì vậy, việc gặp được một nữ tu bên ngoài tu viện là khá hiếm. Những nữ tu sáng lập nhánh tôn giáo hoặc là người có địa vị cao và đóng góp lớn trong nhà thờ sẽ được gọi là "mẹ" (mother).

Vai trò của nữ tu trong nhà thờ Kitô giáo- Ảnh 3.

Tranh vẽ 3 nữ tu của dòng “Nữ tu Bác ái Thánh Vincent de Paul” bởi hoạ sĩ Armand Gautier, trong khoảng năm 1825 đến 1894

Các sơ thì có phần ngược lại: Họ tuyên thệ lời thề đơn giản hơn, có thể sống ở nhà riêng và công việc của họ liên quan nhiều đến việc tiếp xúc với cộng đồng. Đây cũng là những người chúng ta gặp nhiều ở nhà thờ hơn là các nữ tu. Đa số các sơ sẽ tham gia các hoạt động tông đồ, nhất là các hoạt động từ thiện. Do cuộc sống gắn liền với việc làm phước nên người Việt mình còn gọi các sơ đi từ thiện (sister of charity) là "dì phước". 

Vai trò của nữ tu trong nhà thờ Kitô giáo- Ảnh 4.

Một nữ tu người Uganda giảng dạy trong ngày phục vụ cộng đồng

Ở các giáo xứ và cộng đồng đức tin, các sơ giúp linh mục chính xứ/quản xứ trong các công tác mục vụ, phụng vụ, dạy giáo lý... Danh xưng "chị" (sister) tồn tại vì những nữ tu và sơ được coi là cùng gia đình dưới mái nhà thờ. Còn gọi các sơ là "dì phước" do dì là em của mẹ và tiếng "dì" mang tính kính trọng hơn gọi các sơ là "chị".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn