Vấn đề giới trong chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

14/08/2021 08:00
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em DTTS thôn Ngàn Vàng, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Ảnh minh họa

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho trẻ em DTTS thôn Ngàn Vàng, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. Ảnh minh họa

Mặc dù chăm sóc sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng cho phụ nữ DTTS đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách đáng kể so với phụ nữ Kinh-Hoa.

Trong thời gian qua, ngành y tế đã tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) ở các vùng DTTS&MN như hỗ trợ nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi của trạm y tế xã; đào tạo và sử dụng cô đỡ thôn bản là người dân tộc thiểu số; cung cấp gói đỡ đẻ sạch; đẩy mạnh thực hiện Dự án "Làm mẹ an toàn".

Theo kết quả của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2019, tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản đã giảm xuống 46 trên 100.000 ca sinh sống vào năm 2019, giảm 23 ca trên 100.000 ca sinh sống so với năm 2009. Mặc dù vậy, tỷ lệ này ở vùng DTTS&MN vẫn cao gấp 3 lần so với cả nước và một số nhóm DTTS vẫn cao gấp 4 lần so với phụ nữ Kinh.

Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10-49 tuổi mang thai có đến cơ sở y tế khám thai năm 2019 là 88,0% tăng tới +17,1% so với năm 201540; tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ này của phụ nữ Kinh là hơn 99%.

Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10-49 tuổi sinh con tại nhà và không có cán bộ chuyên môn đỡ năm 2019 xuống còn 9,5%, giảm mạnh tới -26,8 điểm % so với năm 2015; tuy nhiên vẫn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ dưới 0,5% của phụ nữ Kinh.

Vấn đề giới trong chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Ảnh: UN Women Việt Nam/Aiden Dockery

Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10-49 tuổi sinh con tại cơ sở y tế đạt 86,4%, tăng tới +22,8% so với năm 2015, tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với phụ nữ Kinh là trên 99%. Đáng chú ý là mức chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn lên tới 12,8 điểm % (thành thị là 98,0% và nông thôn là 85,2%). Đồng thời chênh lệch giữa các vùng kinh tế - xã hội cũng khá lớn; Tây Nguyên có tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10-49 tuổi sinh con tại cơ sở y tế là 84,2%, thấp hơn tới -14,2 điểm % so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 98,4%. Vẫn còn 3 dân tộc có tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế đạt dưới 50% gồm Mông 49,6%, Mảng 44,5% và La Hủ 34,7%. Nguyên nhân phụ nữ DTTS không đến sinh con tại các cơ sở y tế, bên cạnh lý do giao thông đi lại khó khăn, hoặc điều kiện kinh tế hộ gia đình khó khăn, còn do tập tục không cho phép phụ nữ DTTS sinh con tại cơ sở y tế.

Nguyên nhân của chênh lệch trong chăm sóc sức khoẻ giữa phụ nữ DTTS và phụ nữ Kinh-Hoa gồm: (i) Những hạn chế, yếu kém của hệ thống y tế ở vùng DTTS, các trạm y tế xã còn hạn chế về năng lực trong đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản của phụ nữ và nam giới DTTS; (ii) Rào cản ngôn ngữ giữa cán bộ y tế và người dân; (iii) những tập tục văn hoá lâu đời ở một số DTTS không cho phép phụ nữ đến cơ sở y tế khám thai và sinh con; (iv) muốn được nhân viên y tế nữ khám bệnh và (v) không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ; (vi) Ở một số khu vực miền núi, giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách tới cơ sở y tế xa là rào cản đối với phụ nữ DTTS đến cơ sở y tế để khám thai và sinh con.

Nguồn: "Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

(còn nữa)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.