Xã đầu tiên của huyện vùng cao Văn Chấn đạt nông thôn mới nâng cao thực hiện "mục tiêu kép"

07/12/2022 08:47
Xã Tân Thịnh (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đang thực hiện "mục tiêu kép": nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị loại V.

Xã Tân Thịnh (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đang thực hiện "mục tiêu kép": nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị loại V.

Tân Thịnh là xã đầu tiên của huyện vùng cao Văn Chấn, tỉnh Yên Bái hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao vào năm 2020. Hiện tại, dù khó khăn, địa phương này vẫn đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2024, song song với việc hướng đến đô thị loại V.

"Mưa dầm thấm lâu"

Huyện Văn Chấn có diện tích tự nhiên 112.989,68 ha, dân số trên 118.120 nghìn người, có 24 đơn vị hành chính (21 xã và 03 thị trấn), trong đó 15 xã đặc biệt khó khăn. Thị trấn Sơn Thịnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện.

Gia đình chị Phạm Thùy Giang, thôn Khe Sừng, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã hiến gần 300m2 (180 m2 đất mặt đường và 100 m2 diện tích đất trồng cam đã tới ngày thu hoạch) để xây dựng nông thôn mới. "Cây cam phải trồng 5 năm mới được thu hoạch!"- chị Phạm Thùy Giang chia sẻ.

"Nói là không tiếc là nói dối vì diện tích đất mặt đường, vườn cây ăn trái chăm bón đã bao năm, kể cả sau này có tiền cũng không thể mua lại được. Xuất phát từ suy nghĩ này nên ban đầu gia đình tôi không đồng ý hiến. Khi các lãnh đạo UBND, các đoàn thể đến gặp thuyết phục, vợ chồng tôi vẫn lắc đầu vì… tiếc diện tích quá lớn, phải đập bỏ tường rào đã bê tông kiên cố, cây cam thì trồng vài năm rồi, đã đến lúc thu hoạch"- chị Thùy Giang thông tin.

Xã đầu tiên của huyện vùng cao Văn Chấn thực hiện "mục tiêu kép" - Ảnh 2.

Chị Phạm Thùy Giang: Cho đi là còn mãi, gia đình tôi hiến đất để bà con trong thôn xóm và mọi người lưu thông an toàn...

Tuy nhiên, khi mọi người phân tích đây là đoạn đường cua nhiều, điểm đen của giao thông, trẻ thường xuyên bị ngã… Dù không phải con cháu mình nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định đồng ý hiến đất để bà con có con đường đẹp, thuận tiện cho việc đi lại, làm ăn, gia đình tôi cũng được hưởng lợi từ con đường này. "Cho đi là còn mãi, hiến đất để bà con trong thôn xóm và mọi người lưu thông an toàn trên con đường đó là việc gia đình tôi có thể góp sức làm!"- chị Thùy Giang chia sẻ.

Tuy nhiên, khi chị Giang đã thay đổi suy nghĩ thì chồng chị vẫn không đồng tình. Chị lại phải làm công tác tư tưởng để thuyết phục chồng thuận tình hiến đất. "Tôi cũng phải áp dụng biện pháp ‘mưa dầm thấm lâu’ vì lúc đầu chồng tôi vẫn kiên quyết không đồng ý. Sau một tháng kiên trì thuyết phục chồng tôi mới xuôi. Thực tế, nếu quy ra tiền thì đó là khoản tiền không nhỏ với gia đình tôi"- chị Thùy Giang kể.

Trước khi hiến đất, tôi cũng từng cùng với các ban, ngành đi vận động người dân, nhiều người sau khi nghe phân tích về lợi ích chung khi có đường giao thông thông thoáng đã thay đổi suy nghĩ. Nhiều chị em phụ nữ cũng sẵn sàng đập bỏ tường rào dù biết không có tiền bồi thường. Đây cũng chính là động lực để vợ chồng tôi thay đổi suy nghĩ, dù diện tích ủng hộ nhiều…

Đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế

Trong năm các cấp Hội LHPN huyện Văn Chấn đã tập trung thực hiện nghiêm túc các nội dung trọng tâm chỉ đạo, nhất là Cuộc vận động xây dựng "Gia đình 5 không, 3 sạch" góp phần xây dựng nông thôn mới được hội viên phụ nữ trong huyện hưởng ứng và thực hiện. Cán bộ Hội có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia các hoạt động và phong trào của Hội, đóng góp nhiều kết quả quan trọng vào mục tiêu xây dựng và duy trì tiêu chí Nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện, nhất là các tiêu chí về môi trường, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Theo bà Đỗ Thị Đào, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Tân Thịnh cho biết, xã đang phấn đấu đến năm 2024 hoàn thành các tiêu chí của nông thôn mới kiểu mẫu. Các tiêu chí được rà soát và phân công cụ thể.

"Trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, với Tân Thịnh khó khăn nhất là tiêu chí môi trường. Các hộ dân sống không tập trung phải tự đóng góp tiền xây lò xử lý rác thải"- bà Đỗ Thị Đào thông tin. "Hiện tại, xã đã chọn 3 thôn Đát Quang, Khe Sừng và Tó để là điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với các tiêu chí khó hơn. Chúng tôi cũng xác định với nhau dù khó nhưng vẫn phấn đấu để hoàn thành và cán đích thành công theo đúng mục tiêu đã đề ra, hoàn thành các tiêu chí vào năm 2024 ở tất cả các thôn".

Người dân Tân Thịnh tích cực chăm lo cho đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp

Là xã đầu tiên của huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020, đến nay, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông ở Tân Thịnh được đầu tư khá đồng bộ, đặc biệt các tuyến quốc lộ nối Tân Thịnh với các huyện bạn và tỉnh bạn là điều kiện thuận lợi để nhân dân đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế.

Xã đã xây dựng kế hoạch, tập trung đẩy mạnh thương mại, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân để nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn, cảnh quan môi trường nông thôn…

Xã đầu tiên của huyện vùng cao Văn Chấn thực hiện "mục tiêu kép" - Ảnh 5.

Tân Thịnh là xã đầu tiên của huyện vùng cao Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2020.

"Việc xây dựng nông thôn mới có vai trò rất lớn của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Họ đồng tình ủng hộ, dỡ bỏ tường rào, đất trồng cam… dù không có hỗ trợ của nhà nước. Chúng tôi gọi đó là những tuyến đường ‘giải phóng mặt bằng trắng’ với 0 đồng bồi thường được hoàn thành nhờ có sự đóng góp của người dân"- bà Đỗ Thị Đào chia sẻ.

Tân Thịnh là 1 trong 3 xã của huyện Văn Chấn được quy hoạch xây dựng đô thị loại V. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và đô thị loại V được thực hiện song hành. Hiện, khó khăn nhất của địa phương là tiêu chí về lao động và thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, với điều kiện về vị trí địa lý cùng sự phát triển của kinh tế - xã hội, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, đồng thời xây dựng các mục tiêu cho từng năm để từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại V.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.