Yên Bái: Nhiều gia đình, dòng họ dân tộc thiểu số hiểu "chỉ có con đường học tập mới giúp thoát nghèo"

18/08/2023 14:31
Phụ nữ dân tộc Dao Yên Bái phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết và trang phục truyền thống

Phụ nữ dân tộc Dao Yên Bái phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết và trang phục truyền thống

Yên Bái là tỉnh miền núi có 57% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, tỉnh tạo điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, để cộng đồng DTTS được học tập, góp phần xây dựng xã hội.

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên trên 6.800km2; dân số 84 vạn người; có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 57%. Tỉnh có 9 huyện, thị, thành phố, 173 xã, phường, thị trấn; trong đó có 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn là Mù Cang Trải và Trạm Tấu.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc khuyến học, tỉnh Yên Bái đã luôn nghiêm túc thực hiện nhiều hoạt động và phong trào, được người dân hưởng ứng, đạt nhiều thành tựu đáng kể. Qua đó, rút ra được nhiều bài học quý báu để tiếp tục cải thiện, phát triển thêm các hoạt động nâng cao dân trí cho người dân, tạo dựng xã hội học tập.

Yên Bái: Phát huy vai trò của gia đình và dòng họ người dân tộc thiểu số  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Yên Bái - Ảnh: Kiều Trang

Đến nay, tổ chức Hội ở Yên Bái đã phủ kín 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, trường học, cơ quan đơn vị cấp tỉnh, trên 90% đơn vị cấp huyện với hơn 1.800 chi hội, 490 ban khuyến học, hơn 230.000 hội viên; tỷ lệ hội viên/dân số đạt 28%.

Trong đó, tỉnh Yên Bái xác định việc phát huy vai trò của gia đình, dòng tộc người DTTS là trọng tâm trong công cuộc khuyến học. Ông Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Yên Bái cho biết: "Việc xây dựng gia đình, dòng họ học tập ở Yên Bái không chỉ dừng lại ở việc chăm lo cho con cháu trong độ tuổi học phổ thông mà còn động viên mọi thành viên trong độ tuổi lao động trong gia đình, dòng họ đi học bổ túc văn hóa, học nghề, tìm hiểu pháp luật, nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp thu khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng".

Yên Bái: Phát huy vai trò của gia đình và dòng họ người dân tộc thiểu số  - Ảnh 2.

Tỉnh Yên Bái thường xuyên tổ chức các lớp học chữ Nôm Dao cho phụ nữ dân tộc Dao trong tỉnh

Với quan điểm "chỉ có con đường học tập mới giúp gia đình thoát nghèo", các dòng họ DTTS luôn động viên con cháu học tập để vượt lên trên khó khăn kinh tế và khoảng cách địa lý trắc trở. 

Một số dòng họ tiêu biểu như: dòng họ Sa dân tộc Thái (huyện Văn Chấn) có 5 người đạt trình độ thạc sĩ và 54 người có trình độ đại học; dòng họ Giàng người Mông (huyện Mù Cang Chải) có 17 người học đại học và luôn tích cực tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Họ là những tấm gương bình dị nhưng lan tỏa những điều thật cao quý, góp phần giúp công tác khuyến học ngày một thành công.

Để phát huy vai trò nòng cốt của Hội khuyến học các cấp, tỉnh Yên Bái đã tăng cường sự phối hợp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động khuyến học nói chung, việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập nói riêng, từ đó khơi dậy tinh thần thi đua học tập của các thành viên.

Yên Bái: Phát huy vai trò của gia đình và dòng họ người dân tộc thiểu số  - Ảnh 4.

Lớp học tiếng Anh có thầy giáo nước ngoài tham gia giảng dạy

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền xã, các tổ chức xã hội luôn đề cao vai trò của các gia đình, dòng họ, nhất là dòng họ vùng đồng bào DTTS trong việc tuyên truyền, vận động nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa,... và đẩy mạnh vai trò của người có uy tín trong cộng đồng đối với việc xây dựng gia đình, dòng họ học tập.

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng liên tục đa dạng hóa các hình thức vận động, sáng tạo linh hoạt trong vận động, xây dựng Quỹ khuyến học. Ưu tiên dùng quỹ khuyến học để khuyến khích, giúp đỡ các thành viên học tập có hiệu quả.

Yên Bái: Phát huy vai trò của gia đình và dòng họ người dân tộc thiểu số  - Ảnh 5.

Vợ chồng anh Giàng A Dê (bên phải) là một trong những cặp vợ chồng tự học tiếng Anh để làm du lịch

"Một phần không thể thiếu khác giúp công tác khuyến học thành công chính là chú trọng phát hiện, bồi dưỡng những điển hình tiên tiến để lan tỏa ý nghĩa của học tập, góp phần vào công cuộc khuyến học tại địa phương. Từ đó, làm tốt công tác khen thưởng, giành kinh phí thỏa đáng trong Quỹ khuyến học hằng năm dành cho các gia đình, dòng họ học tập tiêu biểu", ông Nguyễn Minh Tuấn nhấn mạnh.

Yên Bái: Phát huy vai trò của gia đình và dòng họ người dân tộc thiểu số  - Ảnh 6.

Yên Bái vẫn đang tiếp tục tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện công tác khuyến học tại các địa phương, phát huy tốt vai trò của gia đình, dòng họ, đặc biệt là dòng họ DTTS

Hiện nay, tỉnh Yên Bái vẫn đang tiếp tục tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện công tác khuyến học tại các địa phương, phát huy tốt vai trò của gia đình, dòng họ.

Yên Bái: Phát huy vai trò của gia đình và dòng họ người dân tộc thiểu số  - Ảnh 6.

Hội khuyến học tỉnh Yên Bái phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng và bàn giao cầu khuyến học dân trí tại xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Đặc biệt là dòng họ DTTS trong xây dựng xã hội học tập, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống thi đua yêu nước, phấn đấu xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng vững mạnh.

Đến nay phong trào khuyến học đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu có sức lan tỏa, động viên cán bộ, hội viên và nhân dân tích cực học tập góp phần đẩy mạnh việc học tập suốt đời.

Tỉnh Yên Bái hiện có 156.000/219.000 gia đình được công nhận gia đình học tập (đạt 72%). Đây là những gia đình tiêu biểu trong việc tự học suốt đời, có nhiều con cháu hiếu học, tham gia phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, được Trung ương và Tỉnh khen thưởng trong công tác khuyến học.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.