5 mối lo của cha mẹ trẻ

16/05/2016 - 06:00
Nếu bạn là người mới bắt đầu bắt tay vào công cuộc nuôi dạy con cái. Có lẽ 5 mối lo chung dưới đây và cách làm thế nào để xử lý chúng sẽ giúp bạn phần nào cảm thấy an tâm hơn.

Có những thời điểm trong quá trình mang thai và trở thành cha mẹ đem đến cho người trải nghiện những cảm giác rất trừu tượng. Thậm chí với nhiều người cảm giác đó còn có thể gọi là đáng sợ. Bởi vì tất cả mọi thứ dường như ập đến quá đột ngột. Nó đòi hỏi bạn những kỹ năng hoàn toàn mới. Những thiên thần nhỏ đến với cuộc đời bạn mà không có bất kỳ điều gì hướng dẫn bạn phải chăm sóc chúng như thế nào.

Tuy nhiên, có một tin tốt là bạn không phải là người duy nhất phải vật lộn với những cảm xúc bối rối và những mối lo này. Dưới đây là 5 nỗi lo chung thường được chia sẻ bởi các công bố bà mẹ mới lên chức và cách để xoa dịu chúng.

noi-lo-cua-cac-bac-cha-me-chua-co-kinh-nghiem-1.jpg
 Con là bánh răng thứ 3 trong mối quan hệ vợ chồng, tuy nhiên chúng không phải là kẻ ngáng đường. Nếu biết cách cân bằng giữa cuộc sống và việc chăm sóc con nhỏ, bạn sẽ nhận được hạnh phúc còn nhiều hơn cả trước khi có con.

1. Đứa trẻ có thể phá vỡ cuộc hôn nhân của tôi

Một đứa trẻ sẽ trở thành bánh răng thứ 3 vĩnh viễn trong mối quan hệ giữa cha và mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ rằng một đứa trẻ có thể phá vỡ một cuộc hôn nhân. Tuy nhiên nhiều nhất phải kể đến là sự bào mòn sức lực trong việc chăm con. Cha mẹ thường phải dành hàng tháng trời, thậm chí là cả năm để thức đêm trông con. Họ gần như chẳng còn thời gian để dành cho nhau như trước. Đồng thời cộng thêm những mâu thuẫn trong việc chăm sóc con, những người cha người mẹ rất có thể càng ngày càng xa nhau hơn. Một nguyên nhân nữa dẫn đến suy nghĩ tiêu cực này là ý nghĩ của những bà mẹ sau khi sinh. Vòng eo chẳng còn thon thả, vòng 1 và vòng 3 trở nên chảy sệ xấu xí là những hình ảnh ám ảnh tâm trí họ khiến họ trở nên tự ti và không còn thoải mái như trước.

Cách giải quyết: Theo các chuyên gia tâm lý thì các cặp vợ chồng nên cố gắng đảm bảo rằng họ vẫn dành cho “bạn cùng giường” của mình một khoảng thời gian thư giãn riêng, chỉ có hai người. Thêm vào đó, hai người cần phải đánh giá cao người còn lại và thừa nhận sự khó khăn của công việc cũng như những nỗ lực nuôi con.

2. Tôi sẽ không gắn bó với con tôi

Đối với hầu hết các bậc phụ huynh, người cha và người mẹ đều cảm thấy yêu con của mình ngay từ giây phút đầu tiên họ được nhìn thấy chúng, được tiếp xúc da với da cùng trẻ. Tuy nhiên điều này không phải đúng với tất cả mọi người và trong mọi thời điểm. Nhiều bà mẹ thường mắc phải chứng trầm cảm sau sinh dẫn đến những suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Họ thường nghĩ rằng họ chẳng thể gắn bó với con của mình và họ lo lắng họ sẽ trở thành những người mẹ tồi tệ nhất trên đời.

Cách giải quyết: Điều quan trọng bạn cần phải nhận ra ở đây là bạn không hề cô đơn. Trên thực tế, có tới 70 đến 80 % các bà mẹ bị mắc chứng trầm cảm sau sinh bởi sự xuất hiện quá dồn dập của nhiều yếu tố như trách nhiệm mới, thiếu ngủ, mức độ hóc môn. Vì vậy điều đầu tiên bạn nên thực hiện đó là tranh thủ ngủ được càng nhiều giấc ngủ ngắn càng tốt. Bên cạnh đó bạn cũng nên ra khỏi nhà càng nhiều càng tốt. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy nói chuyện với bác sỹ để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

noi-lo-cua-cac-bac-cha-me-chua-co-kinh-nghiem.jpg
 Cho con bú là mối lo lắng lớn nhất của các bà mẹ sinh con lần đầu. Để đánh bay mối lo này, bạn cần phải nắm được kỹ năng cho con bú, thời gian cho con bú, cữ ăn của con...

3. Tôi sẽ không thể cho con bú

Đây là mối lo thường gặp nhất ở tất cả các bà mẹ mới sinh con lần đầu. Không chỉ lo lắng rằng bản thân không biết cách cho con bú, họ còn lo lắng rằng mình không có đủ sữa để nuôi con. Và đến khi cai sữa họ lại lo lắng rằng sữa công thức sẽ tác động không tốt đến đứa trẻ.

Cách giải quyết: Hãy hít thở sâu và bình tĩnh trở lại. Cho con bú là việc khó khăn thế nhưng không phải là việc không thể thực hiện được. Ngoài kỹ năng và thực hành, bạn cần phải nắm rõ về các mốc thời gian tối đa, chẳng hạn như sữa mẹ có thể phải mất đến 1 tuần để về sữa hay các bà mẹ thường phải mất đến cả tháng trời để quen với việc cho con bú. Nói chung, các bà mẹ hãy cho đầu óc của bản thân được nghỉ ngơi và đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ.

Đối với việc dùng sữa công thức, bạn không nên tự trách bản thân và cảm thấy tội lỗi vì điều này. Sữa công thức có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và nó hoàn toàn an toàn đối với con của bạn. Điều quan trọng ở đây là dù cho con bú sữa mẹ hay ăn sữa công thức bạn vẫn cần phải giữ sự gắn kết với bé.

noi-lo-cua-cac-bac-cha-me-chua-co-kinh-nghiem-2.jpg
Các bà mẹ không nên quá dằn vặt về việc phải cho con ăn sữa ngoài bởi vì điều quan trọng nhất là bạn phải giữ được sự gắn kết giữa mẹ và con.

4. Tôi sẽ mắc sai lầm trong việc chăm sóc con

Lo lắng về cách nuôi và chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ của riêng ai. Nhiều bà mẹ thường cảm thấy bối rối và lung túng khi phát hiện ra rằng bản thân đã có những bước sai lầm trong việc nuôi con. Từ đó họ càng trở nên rối hơn trong công việc này. Một lo lắng điển hình nhất là họ lo lắng không biết phải bế con như thế nào.

Cách giải quyết: Hầu hết trẻ sơ sinh không thể tự nâng đầu của mình cho đến khi chúng được 4 tháng tuổi vì vậy cũng không có gì là lạ khi các bậc phụ huynh lo lắng về điều điển hình trên. Điều bạn cần ở đây là nên tập trung chú ý giữ phần đầu và cổ khi bế bé, đặc biệt là khi bạn muốn bế bé thẳng đứng. Nếu bạn không chắc chắn về cách bế, hãy hỏi y tá để nhận được sự chỉ dẫn nhanh chóng trước khi rời khỏi viện.

5. Tôi sẽ vô tình làm tổn thương con của tôi mất

Một số lỗi vô tình của các bậc cha mẹ là điều rất khó tránh, nhất là đối với những cha mẹ chưa có kinh nghiệm. Đây cũng là tình hình chung và không phải là lỗi của riêng ai.

Cách giải quyết: Hãy chắc chắn rằng bạn đã gọi hỏi các bác sỹ để được tư vấn khi cảm thấy không chắc chắn về một việc gì đó.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm