Học sinh lớp 1 cũng sợ thứ hai đầu tuần

17/10/2016 - 07:20
Đọc thông, viết thạo nên mỗi sáng đầu tuần đi học với cô bé lớp 1 Mai Anh (Minh Khai, Hà Nội) không khác gì tra tấn, bởi em sẽ phải trải qua 1 tuần dài ở lớp với tâm trạng chán ngắt.
Nhiều trẻ lớp 1 học trước kiến thức không còn sự hứng thú khi đi học (Ảnh minh họa Internet)

4 tuổi, Mai Anh đã biết đọc. 5 tuổi bé không còn đọc những truyện ít chữ nhiều tranh dành cho trẻ con mà chỉ thích đọc truyện dài, nhiều chữ. Bé cũng có những nhận xét rất thông minh, sâu sắc ở mỗi câu chuyện đã đọc. 5 tuổi, dù bố mẹ không khuyến khích nhưng bé cũng tự lấy vở ra tập viết, lấy sách ra làm toán. Thế nên, Mai Anh bước vào lớp 1 vô cùng tự tin.

Mẹ của Mai Anh cũng nghĩ không có gì phải lo cho con gái. Thế nhưng, học được vài tuần, Mai Anh có cảm giác vô cùng chán nản. Ngày nào cũng vậy, bé đến lớp với sự buồn bã khi cả ngày chỉ “ngồi không”, buồn ngủ, hay ngáp vì những lời cô giáo giảng trên lớp bé đã biết từ lâu. Thậm chí, bé còn tự "chế" 1 bài hát về sự buồn chán khi đi học, nghe thấy thương: "Thứ 2 là ngày đầu tuần, sao bé thấy chán quá cơ. Thứ 3, thứ 4, thứ 5, ngày nào cũng luôn thấy chán. Thứ 6, rồi đến thứ 7, bé thấy có chút vui vui. Chủ nhật cả nhà cùng chơi, rồi thứ 2 lại buồn!".

Nhìn con không còn hứng thú với việc đi học, mẹ của Mai Anh rất lo. Đặc biệt, ngày thứ hai đầu tuần với bé không khác gì tra tấn, bởi bé sẽ phải vật vã trải qua 5 ngày đi học cực kỳ tẻ nhạt. Để giúp con hứng thú với việc đến trường, mẹ của Mai Anh đã phải đăng ký cho con tham gia CLB  hát múa, võ thuật… sau giờ học.

Tâm lý của trẻ chỉ luôn hào hứng, tò mò với những cái mới. (Ảnh minh họa Internet)

Với trường hợp của bé Mai Anh, tiến sĩ giáo dục Vũ Thu Hương (ĐHSP Hà Nội) cho rằng, đó là hiện tượng bình thường của những em đã biết trước, học trước. Với những học sinh biết trước kiến thức, các em mất hết hứng thú khi cô nghe cô dạy lại. Tâm lý của trẻ chỉ luôn hào hứng, tò mò với những cái mới. Chính vì vậy, việc cho con học chữ trước là không cần thiết, thậm chí không tốt cho học sinh. Bởi con học giỏi ngay từ đầu thì sẽ chủ quan, coi thường việc học, chán học vì thấy mọi thứ quá dễ dàng.

Vì thế, để con đi từ từ, từ chỗ học hành chậm chạp, viết bẩn, lem luốc, đến chỗ tự bé tiến bộ dần dần, chắc chắn sẽ là bước đi hợp lý. Ngoài ra, khi bé tự đi trên đôi chân của mình mà không có sự giục giã, ép buộc của cha mẹ, bé sẽ ý thức tốt hơn về trách nhiệm của bản thân.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm