Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 1.

Kể từ khi triển khai Dự án 8, mỗi cấp Hội LHPN trên cả nước đều có những cách làm, mô hình, hoạt động cụ thể, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhờ đó, tại nhiều thôn bản, xóm ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phụ nữ và trẻ em đã bắt đầu nâng cao nhận thức, dần "phá bỏ" những rào cản tập tục lạc lạc hậu, định kiến giới. Chị em cùng nuôi dưỡng ý chí vươn lên mạnh mẽ, tự tin khẳng định bản thân cả trong gia đình và xã hội.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 2.

Cán bộ Hội cơ sở chính là những cầu nối quan trọng, giúp đưa những chính sách Dự án 8 đến với chị em phụ nữ DTTS. Với kiến thức chuyên môn vững vàng và sự nhiệt huyết, họ đã góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới.

Chị Doanh Thị Thoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Đak Nhau (Bù Đăng, Bình Phước), đồng thời là Phó Chủ nhiệm mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng xã Đắk Nhau", cho biết: Chị cũng là người dân tộc thiểu số, từ nhỏ đã quen với cái cực khổ nơi vùng cao chị sinh sống. Tuổi thơ của chị gắn liền với những con đường mòn đất đỏ, với hình ảnh bố mẹ vất vả làm nương rẫy. Nhìn thấy cuộc sống làm nông "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", chị đã nung nấu ước mơ học hành để đi đến tương lai bằng con đường tri thức.

Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chị đã có cơ hội được học ở các trường nội trú dành cho học sinh DTTS. Và hôm nay, chị đã trở thành "Thủ lĩnh" của Hội phụ nữ địa phương, quay lại giúp đỡ nhiều chị em cùng vươn lên, góp sức xây dựng quê hương.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 3.

Chị Doanh Thị Thoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Đak Nhau (Bù Đăng, Bình Phước).

Xã Đak Nhau là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng. Đồng bào DTTS chiếm 47%, chủ yếu là người dân tộc M'nông và S'tiêng. Địa phương hiện còn nhiều hộ nghèo. Kể từ khi có Dự án 8, chị Thoa đã tham gia với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương thành lập "Địa chỉ tin cậy cộng đồng xã Đắk Nhau", "Tổ truyền thông cộng đồng", tổ chức tuyên truyền về Dự án, hướng dẫn chị em tham gia các lớp tập huấn, hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp về bạo lực gia đình… và rất nhiều công việc "không tên" khác.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 4.

Với cá nhân chị Thoa, khi Dự án 8 được triển khai, chị không chỉ là người truyền đi những thông điệp về bình đẳng giới mà còn người trực tiếp được thụ hưởng những giá trị mà Dự án mang lại. "Những buổi tập huấn, hội nghị đã mở ra cho tôi một chân trời kiến thức rộng lớn, giúp tôi trang bị thêm nhiều kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm. Qua mỗi câu chuyện được nghe, tôi như "mở cờ" trong bụng, tìm thấy những cách làm mới, cách hạn chế bạo lực gia đình, cách vợ chồng chia sẻ việc nhà… để về áp dụng cho phụ nữ địa phương và cả gia đình mình", chị Thoa cho hay.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 5.

Huyện Trà Cú (Trà Vinh) là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với tỷ lệ hơn 63%. Hiện nay, chị em phụ nữ, trẻ em tại địa phương hay bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề như: Tình hình khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn; dịch bệnh trên cây trồng; giá cả các mặt hàng nông, thủy sản giảm; làng nghề có nguy cơ mai một; việc làm tại chỗ khó khăn; một số nơi y tế còn hạn chế; định kiến giới và khuôn mẫu giới vẫn còn.

Nhằm góp phần nâng chất đời sống cho nhiều chị em, hội viên, phụ nữ và trẻ em Khmer nơi đây, thời gian qua, Hội LHPN huyện Trà Cú đã đẩy mạnh triển khai nhiều mô hình, cách làm hay thuộc Dự án 8. Một trong số đó là câu lạc bộ "Khi mẹ vắng nhà" tại xã An Quảng Hữu (Trà Cú, Trà Vinh).

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 6.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 7.

Mô hình câu lạc bộ “Khi mẹ vắng nhà” tại xã An Quảng Hữu (Trà Cú, Trà Vinh). Ảnh: NVCC

Hiện nay, CLB được thành lập với 13 thành viên là cán bộ Hội phụ nữ ấp, thành viên Tổ truyền thông cộng đồng và hội viên. Các thành viên cùng quản lý các cháu dưới 15 tuổi có mẹ đi làm ăn xa, hoàn cảnh khó khăn.

Hai chị em Kim Thị Bích Thủy và Kim Thị Bích Chân đang sống cùng bà ngoại tại ấp Sóc Tro Dưới (An Quảng Hữu, Trà Cú, Trà Vinh). Vì hoàn cảnh khó khăn nên ba mẹ gửi 2 em ở quê để đi làm ăn xa. Từ ngày có câu lạc bộ "Khi mẹ vắng nhà", cuộc sống của hai chị em như được tô thêm những sắc màu tươi sáng. Các cô trong câu lạc bộ không chỉ là những người dì, người mẹ thứ hai luôn gần gũi quan tâm mà còn dạy dỗ nhiều kỹ năng sống. Nhờ vậy, việc học của Bích Thủy và Bích Chân luôn được đảm bảo và tiến bộ.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 8.

Chị Lê Thanh Trà, Chủ tịch Hội LHPN xã An Quảng Hữu (Trà Cú, Trà Vinh) cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn có nhiều chị em lên TPHCM, Bình Dương làm ăn, con cái để lại cho ông bà chăm lo. Vậy nên, CLB được thành lập nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã, nhất là đối với những ấp có đông đồng bào dân tộc Khmer. Thông qua các buổi sinh hoạt, chúng tôi muốn trang bị cho các em những kỹ năng để tự bảo vệ mình. CLB sinh hoạt định kỳ mỗi quý 1 lần vào ngày các em được nghỉ học. Các em sẽ đến tham gia sinh hoạt cùng với ông bà hoặc người thân. Bên cạnh đó, cán bộ Hội LHPN xã và chi hội trưởng ở ấp quan tâm, thăm hỏi gia đình và các em thường xuyên".

Còn tại tỉnh Bình Phước, Dự án 8 đang được triển khai ở 5 huyện với 46 thôn đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch chi tiết, hướng dẫn xây dựng nhiều mô hình, câu lạc bộ phù hợp, từng bước góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và cải thiện điều kiện sống cho phụ nữ và trẻ em DTTS trên địa bàn.

Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh Bình Phước và các cấp Hội đã xây dựng "mạng lưới" các mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng", "Tổ truyền thông cộng đồng" từ chi, tổ Hội đến cấp tỉnh. Các mô hình đã kịp thời giúp đỡ những nạn nhân bị bạo lực gia đình, hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại…

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 9.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 10.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 11.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 12.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 13.

Các hoạt động liên quan đến triển khai Dự án 8 tại tỉnh Bình Phước. Ảnh: Hội LHPN Bình Phước

Cụ thể, tỉnh Bình Phước đã thành lập được 6 mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng" điểm cấp tỉnh tại các huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng và 4 mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" điểm cấp huyện tại Lộc Ninh và Bù Đốp. Tính chung trên toàn tỉnh hiện có 362 mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng", bao gồm cả địa bàn không thuộc Dự án 8. Hội LHPN các cấp đã tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập 46 "Tổ truyền thông cộng đồng" tuyên truyền, vận động người dân thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"…

Gia đình anh Lâm Sinh (ấp Vẻ Vang, Lộc Phú, Lộc Ninh, Bình Phước) từ khi được sự quan tâm của các cấp Hội và tư vấn hòa giải của ban quản lý mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng xã Lộc Phú, anh đã thay đổi nhận thức tích cực, cuộc sống gia đình hòa thuận, chăm lo phát triển kinh tế, có trách nhiệm và yêu thương gia đình nhiều hơn. "Từ khi được cán bộ đến tuyên truyền, nhắc nhở, mình hạn chế uống rượu lại, thấy gia đình khó khăn quá nên phải yêu thương nhau, cùng nhau làm ăn", anh Sinh chia sẻ.

Còn tại tỉnh An Giang, thời gian qua, các cấp Hội đã tổ chức 5.802 cuộc tuyên truyền liên quan đến Dự án 8, thu hút 12.969 lượt hội viên, phụ nữ DTTS tham dự; cấp phát 4.000 tờ rơi, ấn phẩm quạt nhựa truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh An Giang, người có uy tín trong đồng bào DTTS hiện nay là 63 vị; trong đó có 58 vị là dân tộc Khmer, 5 vị là người dân tộc Chăm. Xác định người có uy tín, chức sắc, chức việc là lực lượng nòng cốt trong cộng đồng dân cư, vùng đồng bào DTTS, họ được bầu chọn từ các cụ lớn tuổi trong phum, sóc, có nhiều đóng góp cho địa phương, là người được đồng bào DTTS tin tưởng. Vậy nên, Hội LHPN tỉnh An Giang đã tập trung phát huy sự ảnh hưởng của người có uy tín trong quá trình triển khai Dự án 8.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 14.

Để có được hệ thống "chân rết" là các cán bộ Hội cơ sở, đến đa dạng các mô hình, câu lạc bộ thực hiện Dự án 8 ở địa phương, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã có những "bước đi" bài bản và quyết liệt. Cán bộ Trung ương Hội đã đến tận thôn bản, xóm ấp để đặt nền móng, xây dựng nhiều mô hình điểm, hay mời các chị em ra khỏi "lũy tre làng" tới tỉnh, thành phố lớn để tập huấn.

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 15.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 16.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 17.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 18.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 19.

Ban Công tác phía Nam (Hội LHPN Việt Nam) triển khai các hoạt động Dự án 8 tại các tỉnh thành phía Nam.

Với chuỗi hoạt động bài bản, chi tiết được triển khai liên tục, Trung ương Hội đã tạo nên những chuyển biến tích cực tại các vùng DTTS. Các hoạt động bước đầu đã phát huy hiệu quả, giúp phụ nữ dần thay đổi nhận thức về bình đẳng giới, "sắc cam" đang từng ngày phủ khắp thôn bản, xóm ấp.

Có thể kể tên một số hoạt động được triển khai, giúp chị em được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự tin vươn lên, như: Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi" được tổ chức ở cả 3 miền: Bắc Trung Nam; Hội thảo "Phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi"; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát huy tập tục văn hoá tốt đẹp của các DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới"; các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật duy trì mô hình tổ truyền thông cộng đồng, lớp tập huấn cán bộ Hội cơ sở về kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em; lớp tập huấn hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ...

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 20.

Theo báo cáo của Hội LHPN Việt Nam, tính đến 6 tháng đầu năm 2024, Dự án 8 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã đạt và vượt so với kế hoạch đặt ra ở giai đoạn 2021-2025 như: Dự án đã xây dựng và duy trì 8.624/9000 Tổ truyền thông cộng đồng, thu hút 368.302 thành viên là nam giới, nữ giới những người có uy tín tại cộng đồng tham gia làm tuyên truyền viên; 1.809 Địa chỉ tin cậy hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, đồng thời tư vấn cho khoảng 49.339 phụ nữ, trẻ em tại địa bàn DTTS và miền núi về các vấn đề, kỹ năng phòng ngừa ứng phó bạo lực trên cơ sở giới; 1.556/1.800 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi", với sự tham gia của 113.610 trẻ em từ 10 - 16 tuổi; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới với 271/480 cuộc cho 13.179 cán bộ cấp huyện, 750/1.600 cuộc tập huấn cho 41.614 trưởng thôn/bản, người có uy tín tại cộng đồng...

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 21.
Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 22.

Hội thảo Khoa học Quốc gia Khu vực phía Nam với chủ đề “Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi”, do Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (trực thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam) tổ chức.

Tại Hội thảo Khoa học Quốc gia Khu vực phía Nam với chủ đề "Rà soát, xác định vấn đề xã hội cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi", do Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (trực thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam) tổ chức vào đầu tháng 9/2024, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, cho biết: Mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xóa bỏ những tập tục có hại đối với phụ nữ, trẻ em mà còn hướng đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Chỉ còn hơn 1 năm nữa là kết thúc giai đoạn 1 của Chương trình mục tiêu Quốc gia nói chung và Dự án 8 nói riêng, tuy vậy vẫn còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục có giải pháp khắc phục và thúc đẩy trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu Dự án 8 với kết quả cao nhất.

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này không bằng những ngôn từ hoa mỹ mà bằng câu nói mộc mạc và ánh mắt tràn đầy hy vọng của một hội viên phụ nữ dân tộc Raglai, đó không chỉ là quyết tâm cá nhân mà còn là đại diện cho ý chí vươn lên của rất nhiều chị em phụ nữ DTTS khác. Đó là chia sẻ của chị Mang Thị Yến (Suối Khiết, Tánh Linh, Bình Thuận): "Tôi đang cố gắng thay đổi, vừa để các con tự hào về mình, vừa để lấy danh hiệu với xã hội nữa chứ!".

Thế Anh - Phạm Thương (thực hiện)

Bình đẳng giới tiến sâu đến từng thôn bản, xóm ấp- Ảnh 23.