Kể về những năm tháng thăng trầm sống với đam mê thời trang, chị Lê Thu Hường cho biết, thời trang đã ngấm vào máu chị từ khi còn tấm bé, đến khi trưởng thành với tâm bằng xuất sắc ngành Thiết kế thời trang (Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội), chị vẫn chưa thể tạo dựng cho mình một thương hiệu như mơ ước.
Thất bại với lần đầu khởi nghiệp
Mãi đến năm 2006, sau khi sinh con đầu lòng được 6 tháng, chị đã mở một thương hiệu nhỏ bằng vốn từ những món nữ trang được tặng trong ngày cưới, lấy tên là Hanpham Design (sau này đổi thành Handesign). Thời đó, đã cách đây 14 năm, ngành công nghiệp thời trang ở Hà Nội chưa nở rộ như bây giờ, Hường đã có đam mê cháy bỏng được thể hiện những điều mình đã học, đã biết bằng cách thiết thực nhất. Handesign ra đời nhỏ bé và khiêm tốn với ý tưởng tư vấn may đo và bán sẵn, thay thế cho mô hình may đo còn đang thịnh hành ngày đó.
Lê Thu Hường khẳng định rằng, trong đời người, không nhất thiết chỉ khởi nghiệp một lần. Mỗi người luôn có kinh nghiệm làm lại từ lần thất bại trước đó, chỉ cần không lùi bước và tin tưởng vào chính mình
Ý tưởng thì không thiếu, khát vọng cũng rất nhiều, nhưng chị Hường lại chưa hề có chút kinh nghiệm nào về quản lý kinh doanh, cho nên chị đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý và điều hành thương hiệu nhỏ của mình.
Bây giờ nghĩ lại, chị nhận ra những sai lầm vụn vặt nhưng mang tính quyết định của lần khởi nghiệp đầu tiên ấy: "Tự mình ôm hết việc, từ tư vấn khách hàng, thiết kế, mua nguyên phụ liệu, thùa khuy đính cúc… cần mẫn làm ra sản phẩm tốt, đẹp, thời trang, nhưng lại không còn đủ thời gian để bán sản phẩm. Những năm 2006, mạng xã hội chưa phát triển như hiện nay, không có kinh doanh online, việc ngồi yên một chỗ tìm khách hàng tới mua là điều hết sức khó khăn. May mắn của tôi là mẫu thiết kế của mình thời bấy giờ rất được nhiều khách hàng ưa chuộng, đón nhận, giới thiệu người quen đến mua và đặt may nhiều hơn.
Cứ tưởng rằng như vậy là có thể phát triển đi lên, tôi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng thương hiệu, bán xe ô tô đi để mở showroom lớn hơn, có thêm nhiều khách hàng. Nhưng sai lầm của tôi chính là quá chú trọng đến mẫu thiết kế mà lơ là khâu quản lý nhân sự, tài chính, thất thoát tiền bạc… dẫn tới những lo toan ngoài ý muốn. Chất lượng sản phẩm dần đi xuống do không quản lý chặt chẽ nhân sự thi công, khách hàng phản hồi về phom dáng, chất lượng và tiến độ do nhân viên không kịp đáp ứng", chị Hường cho biết.
Rồi cơ chế thị trường dần thay đổi, cạnh tranh khốc liệt, tiền thuê mặt bằng tăng giá, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh, thương hiệu rơi dần vào bế tắc, cạn vốn, dẫn đến lỗ. Sau 3 năm phát triển, Handesign phải đóng cửa với nhiều nuối tiếc của nhà thiết kế trẻ.
Từng khóc vì sự ngu ngơ của mình
Có thể nói, đối với chị Lê Hường, đó là bài học đắt giá và nhiều nước mắt. Sau đó, chị quyết định đi làm thuê cho các thương hiệu lớn suốt 5 năm để học hỏi cả về thiết kế, thị trường, đến việc quản lý tài chính, phát triển kinh doanh. Năm 2016, chị Lê Hường khởi nghiệp lần 2 với việc bắt đầu mở Công ty CP SXTM Tường Phát. Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm đồng phục cho các trường học, văn phòng công sở. Tình cờ chị Hường gặp người cùng đam mê thời trang, cả hai đã cùng nhau lập ra thương hiệu thời trang theo phong cách Hàn Quốc. Bằng kinh nghiệm và mối quan hệ trong ngành thời trang của mình, chị Hường đã setup nên 1 ekip chuyên nghiệp, làm việc tận tâm. Sau hơn 1 năm, thương hiệu đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường bằng việc phát triển mở rộng được 3 showroom tại Hà Nội và các đại lý ở nhiều tỉnh.
Lần này, khó ai ngờ tới, chị lại tiếp tục rơi vào thất vọng bởi sự cả tin trong kinh doanh. "Mọi việc đang trên đà phát triển, tới lúc cần vốn cần nhân lực, tôi gọi thêm người chung vốn… và lúc này mọi việc trở nên rắc rối, có quá nhiều vấn đề của nội bộ. Khi khó khăn tôi đã góp vốn, góp sức mà không hề có một văn bản giấy tờ nào chứng minh, tin tưởng những đối tác của mình bao nhiêu, thì tôi lại thất vọng bấy nhiêu. Bao nhiêu tâm huyết công sức có cả nước mắt của mình gây dựng lên thương hiệu mà lại bị phủ nhận bởi chính những người mình tin tưởng. Năm 2018, một lần nữa tôi lại quyết định rút khỏi thương hiệu với hai bàn tay trắng. Mất quan hệ, mất tiền, mất niềm tin, gia đình lục đục, mất mọi thứ, tôi gần như suy sụp. Lần này thì tôi đã nằm nhà suốt 3 tháng, khóc cho chính sự ngu ngơ cả tin của mình", chị Lê Hường ngậm ngùi chia sẻ.
Tuy đã rời bỏ, nhưng trong những ngày tháng dằn vặt bản thân, chị Hường nhận ra Tường Phát mới chính là máu thịt và thương hiệu chính thức của mình. Chị lại vực dậy, lại lao vào làm với niềm tin và đam mê, chỉ sau vài tháng, chị thành lập thương hiệu đồng phục Flyhigh từ công ty Tường Phát do chị sở hữu, ký được hợp đồng lớn trị giá tiền tỉ. Nhiều khách hàng doanh nghiệp đã đồng hành và tin chị bởi những gì chị làm thật sự là giá trị mà họ cần. Lúc này, chị thầm cảm ơn những thăng trầm và kinh nghiệm sống đã cho chị sức mạnh để vượt qua.
"Châm ngôn sống của tôi thật sự đơn giản, đó là cuộc sống luôn công bằng, có nhân ắt có quả, cứ yêu đời thì tất đời sẽ yêu lại ta thôi"- Người sáng lập thương hiệu đồng phục Flyhigh Lê Thu Hường.
Có những lúc nhìn lại bản thân, chị Hường từng nghĩ mình quá truân chuyên, nhưng điều cốt lõi chính là bản thân không để những điều đó quật ngã.
Khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng, lại không ai có thể khẳng định bản thân luôn thuận lợi. Khởi nghiệp không dành cho những ai yếu đuối, thiếu kiên định và không đủ nghị lực vượt qua thất bại.
“Tinh tế” và “thanh lịch” là những từ để mô tả phong cách thời trang của cô
Nhà thiết kế Lê Hường của ngày hôm nay, với vóc dáng mảnh mai, trẻ trung, hơi một chút ưu tư nhưng vô cùng kiên định, đã lại một lần nữa tái sinh niềm đam mê của chính mình, để rồi cuối cùng, sự mạnh mẽ vươn lên ấy đã cho ra những trái ngọt.
Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Tường Phát - Trụ sở Văn phòng tại số 152 Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội; Facebook: https://www.facebook.com/DongphucFlyhigh/