Hành trình tìm cha của những đứa trẻ châu Phi giữa thủ đô Ai-len

Conrad Bryan

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 1.

Conrad Bryan. Ảnh: EMMA LYNCH

Vào giữa thế kỷ trước, hàng nghìn sinh viên từ các nước châu Phi đến học tại các trường đại học ở Ai-len. Sau đó, một số nữ sinh viên Ai-len đã mang thai. Họ được đưa vào một trong những nơi nuôi dưỡng mẹ và trẻ sơ sinh nổi tiếng ở Ai-len. Hiện tại những đứa trẻ năm đó đã trưởng thành và đang tìm lại gia đình của mình.

Conrad Bryan

Conrad Bryan, một người lớn lên ở trại mồ côi Dublin (Ai-len), vẫn luôn tìm kiếm câu trả lời về cha của mình trong suốt nhiều năm qua.

Bất chấp những thắc mắc của Conrad về cha, các nữ tu nuôi dưỡng không cho ông biết bất cứ điều gì về gia đình mình. Conrad chỉ biết cha ông đến từ Nigeria. Vào những năm 1970 ở Ai-len, ông chỉ có thể biết đến các nước châu Phi thông qua TV, hoặc các câu chuyện về những đứa trẻ da đen được in trên các thùng từ thiện mà mọi người quyên góp tiền trong các tuần chay vào tháng ba. Khi một linh mục truyền giáo từ Nigeria đến trại trẻ mồ côi, ông đã nói chuyện với Conrad. Từ thông tin của vị linh mục này, Conrad biết được cha mình là một tiến sĩ đã học ở Ai-len.

Conrad chăm chỉ học tập và khi lớn lên, ông khao khát tìm được việc làm để một ngày nào đó có đủ khả năng đến Nigeria tìm cha. Ông biết thêm một chi tiết là cha mình mang họ Koza.


Conrad sinh ra ở Dublin vào năm 1964 với một gia đình không trọn vẹn. Mẹ ông là người Ai-len, còn cha ông là một du học sinh. Thời đó, hầu hết phụ nữ không chồng đều không được phép nuôi con. Sự kỳ thị khiến phụ nữ không thể kiếm được việc làm hoặc thuê nhà ở, cũng như không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào của nhà nước trong hoàn cảnh này.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 2.

Conrad Bryan khi còn là một cậu bé. Ảnh: CONRAD BRYAN

Cha của Conrad là một trong nhiều sinh viên châu Phi đến học ở Dublin. Vào những năm 1960, chính phủ Ai-len thực hiện chương trình hỗ trợ học tập các kỹ năng giúp người châu Phi xây dựng quốc gia khi mới độc lập. Hầu hết các du học sinh đăng ký vào trường Cao đẳng Trinity, Đại học Dublin và Đại học phẫu thuật Hoàng gia. Họ theo học các chuyên ngành như y khoa, luật và quản lý chính phủ. Đến năm 1962, ít nhất 1.100 sinh viên hoặc 1/10 số lượng sinh viên Ai-len là người châu Phi, đến từ các nước như Nigeria, Ghana và Nam Phi, nơi có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà truyền giáo Ai-len.

Nhưng không phải lúc nào du học sinh từ châu Phi cũng được đông đảo dân chúng chào đón. Theo Tiến sĩ Bryan Fanning, tác giả cuốn sách 'Migration and the Making of Ireland', các bài báo đưa tin về các cuộc tấn công nhằm vào sinh viên châu Phi và những người chủ nhà đã ám chỉ sự phân biệt đối xử về nhà ở. Ngoài ra, cũng có không ít chuyện tình giữa các du học sinh và phụ nữ Ai-len, nhưng hiếm khi đi đến hôn nhân trong văn hóa thời bấy giờ.

Nhiều đứa trẻ được sinh ra từ những mối tình này đã phải trải qua tuổi thơ ở 'nhà nuôi dưỡng mẹ và bé' và sau đó được nhận làm con nuôi. Việc nhận con nuôi của Ai-len vào thời điểm đó được thực hiện theo một hệ thống khép kín, không có sự liên hệ hoặc chia sẻ thông tin giữa đứa trẻ được nhận nuôi và cha mẹ đẻ. Cho đến ngày nay, những người được nhận làm con nuôi không có quyền biết về những thông tin cá nhân của họ. Những đứa trẻ không được nhận nuôi như Conrad sau đó bị chuyển đến trại trẻ mồ côi. Và đối với một đứa trẻ sinh ra ngoài giá thú, tên cha thường không xuất hiện trên giấy khai sinh.


Cuối những năm 80, Conrad rời Ai-len đến Luân Đôn, nơi ông tìm được việc ở một công ty kế toán. Ở tuổi 20, Conrad quyết định bắt đầu hành trình đi tìm gia đình. Một nữ tu tại trại trẻ mồ côi đã liên hệ với nhân viên xã hội người Ai-len, và cuối cùng Conrad có quyền xem hồ sơ cá nhân của mình. Tên của cha ông không có trong giấy khai sinh, nhưng trong hồ sơ của ông, nó được ghi là Joseph Conrad. Nhân viên xã hội đã liên lạc với mẹ ông, người đã chia sẻ những gì bà biết. Sau 5 năm, cuối cùng, ông nhận được một lá thư từ Đại học phẫu thuật Hoàng gia tiết lộ tên đầy đủ của cha ông, Tiến sĩ Conrad Kanda Koza.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 3.

Tiến sĩ Conrad Kanda Koza (giữa). Ảnh: CONRAD BRYAN

Ngoài ra, ông cũng nhận được bức thư xác nhận rằng cha mình là người Nam Phi, không phải người Nigeria, như ông được kể.

Conrad đến thăm Thư viện Báo Anh ở Colindale, bắc Luân Đôn, nơi ông tìm thấy những tờ báo của Nam Phi và thậm chí là một cuốn danh bạ điện thoại của Nam Phi. Sau đó, ông bắt đầu gọi cho tất cả những người có họ Koza được liệt kê là sống ở Johannesburg. Cuối cùng ông đã tìm được một người có thể giúp ông. Trong vòng một tuần, ông nhận được một bức điện từ một người em họ, người này đã cho ông cách liên lạc với chị gái của bố mình.

Sau đó, ông biết được rằng cha ông đã qua đời ở Luân Đôn nhiều năm trước đó, nhưng những người còn lại trong gia đình đã chào đón Conrad rất nồng nhiệt.

"Họ nhìn vào một bức ảnh và nhận ra tôi ngay lập tức. Đó là một sự khẳng định tuyệt vời về con người tôi. Đáng lẽ ra tôi phải biết tôi là ai."

"Tôi đã bỏ lỡ rất nhiều điều. Đó không chỉ là bỏ lỡ về người cha, mà còn cả là về cội nguồn, anh em, chú bác nữa của tôi nữa" - Conrad Bryan chia sẻ.

Dì của Conrad, bà Thuli Koza đã đến thăm ông ở Luân Đôn và đưa cho ông những món đồ của cha, bao gồm thẻ sinh viên ở Đại học phẫu thuật Hoàng gia và một bức thư cha ông đã viết cho gia đình ở Zulu khi sống ở Ai-len. Buổi tối, dì kể cho ông nghe về lịch sử của gia đình. Có một khoảng thời gian, họ gần gũi với những người Nam Phi lưu vong chính trị ở Luân Đôn.

Khi kết hôn, Conrad cùng vợ đến Nam Phi hưởng tuần trăng mật ở đó, và sau đó cũng thường xuyên đến Nam Phi khi tìm lại được cha mình.

Jude Hughes

Bên ngoài một tầng hầm cách phố O'Connell của Dublin 20m - một con đường sầm uất với những tượng đài kỷ niệm nền độc lập của Ai-len là một cửa hàng dịch vụ sửa chữa nhanh của ông Jude Hughes, 79 tuổi. Ông Jude là thợ may và là nhà vận động chống phân biệt chủng tộc lâu năm. Trong hơn 30 năm, Jude đã ngồi trước chiếc máy may để sửa chữa quần áo, bên cạnh là những bức ảnh của con cái và mấy chiếc cúc áo được cất trong hộp đựng bánh.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 4.

Jude Hughes, 79 tuổi. Ảnh: CHARLES MCQUILLAN

Giống như Conrad, Jude trải qua tuổi thơ ở 'nhà nuôi dưỡng mẹ và bé' ở St Patrick. Ông sinh vào một ngày mùa xuân năm 1941, có mẹ là một thợ máy chưa lập gia đình. Cha của ông, sau này được cho có tên là Trinidad. Tuổi thơ của Jude gắn với tu viện, sau đó ông sống ở một trường công nghiệp. Lớn lên, ông hiếm khi nhìn thấy một người da đen khác.

"Lúc đó, tôi tự hỏi tại sao mình lại không giống tất cả những người khác. Không có lời giải thích nào, và tôi rất xấu hổ."

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 5.

Ông Jude Hughes lúc nhỏ. Ảnh: JUDE HUGHES

Năm 16 tuổi, Jude học nghề may và đến làm việc ở Dublin. Ông hay chú ý khi nghe tin tức trên đài về phong trào dân quyền ở Mỹ, hay thành tích của những võ sĩ da đen như Joe Lewis.

Jude thường bị chuyển nhiều vị trí trong công việc. Trong những ngày đầu, một số khách hàng trong tiệm may còn tránh tiếp xúc với ông.

Tuy nhiên, Jude vẫn tiếp tục bỏ ngoài tai những lời phân biệt chủng tộc từ mọi người trên đường phố. Ông bắt đầu với công việc kinh doanh để tiếp tục cuộc sống của mình. Jude tham gia một ban nhạc và chơi bóng rổ. Sau đó, khi khách hàng bắt đầu tin tưởng hơn, ông đã mở được cửa hàng cho riêng mình. Vào dịp Giáng sinh, ông thường đến thăm các tu viện. Những nữ tu ở đó hay nói đùa rằng một ngày nào đó có khi Jude sẽ phát hiện ra mình là con trai của một tù trưởng châu Phi.

"Tôi không biết ai có mối quan hệ quan hệ với tôi cả", Jude nhớ lại cảm giác xấu hổ khi con trai hỏi bài tập về cây phả hệ.

Khi cậu con trai đầu lòng chào đời, Jude rất muốn chia sẻ tin vui này nhưng ông không có bất kỳ người thân nào bên cạnh. Ông chỉ có thể chia sẻ với những người bạn đã quen biết được trong nhiều năm. Khi con trai lớn hơn, đến trường đi học, cậu bé bắt đầu có nhiều vấn đề thắc mắc. Có lần con trai ở trường phải làm bài tập về cây phả hệ, Jude đã cảm giác xấu hổ khi không thể giúp con.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 6.

Jude Hughes. Ảnh: CHARLES MCQUILLAN

Qua nhiều năm, từ cửa hàng của mình, Jude nhận thấy thành phố thay đổi khi dần có nhiều người như ông hơn. Trong những năm 1980, ông trở thành thành viên sáng lập của một trong những nhóm chống phân biệt chủng tộc đầu tiên ở Ai-len. Những người gốc Phi chào đón ông trên đường phố, coi ông như người thân của họ.

Tuy nhiên, các cuộc tìm kiếm nguồn gốc vẫn tiếp tục mang lại rất ít thông tin. Thông qua thư từ của mình gửi đến các nhà chức trách Ai-len, ông biết tên của mẹ mình, nghề nghiệp và chỗ ở của bà, nhưng không biết gì về cha, không có bằng chứng cho thấy ông đến từ Trinidad.


Vào năm 2015, nơi mà Jude và Conrad đã sống trong những năm đầu đời đã chính phủ, Ủy ban Điều tra Nhà nuôi dưỡng Mẹ và Bé điều tra. Việc đối xử với phụ nữ và trẻ em gái đã sinh con ở đó, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao, việc bắt buộc phải nhận con nuôi và thử nghiệm vắc xin đều đang được chính phủ điều tra.

Lúc đó, Jude và Conrad là thành viên của nhóm Hiệp hội những người Ai-len có chủng tộc hỗn hợp (AMRI). AMRI đã vận động chính phủ xem xét trường hợp cụ thể của những người thuộc chủng tộc hỗn hợp. Cùng với đó là lý do chi tiết tại sao có vẻ như trẻ em lai chủng tộc ít được nhận làm con nuôi và nhiều khả năng bị chuyển đến các cơ sở giáo dục khác.

Sau đó, chính phủ đã đồng ý chèn một điều khoản yêu cầu ủy ban xác định các trường hợp phân biệt chủng tộc trong các gia đình. Conrad, Jude cùng với nhiều người khác đã gửi bằng chứng về vấn đề này. Báo cáo sẽ sớm được công bố.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 7.

Conrad Bryan và Jude Hughes. Ảnh: CONRAD BRYAN

Hiện tại Conrad đang giúp đỡ Jude và những người khác đang tìm kiếm câu trả lời về lý lịch của họ.

Là một kế toán kiêm kiểm toán viên, Conrad là người thường xuyên làm việc với bảng tính và biểu đồ, khám phá ra những thứ mà mọi người muốn giấu kín. Tuy nhiên, về việc tìm hiểu nguồn gốc của mình, Conrad khuyến khích mọi người trước tiên hãy tìm đến nhân viên xã hội để được hỗ trợ.

Trong nhiều năm, Conrad cũng đã tích lũy được rất nhiều kiến thức. Ông phát hiện ra rằng giới truyền thông dành rất nhiều sự quan tâm đối với các sinh viên châu Phi học ở Ai-len trong những thập kỷ đầu độc lập.

Ngoài ra, một nguồn thông tin hữu ích khác là danh sách hành khách trên tàu đến Ai-len năm đó cũng được tìm lại để hỗ trợ điều tra. Conrad đã tìm ra cách các sinh viên châu Phi thực hiện hành trình đến Ai-len. Nhờ vào sự kết hợp của các nguồn này, ông đã thành công tìm được cha đẻ người Nigeria của một thành viên khác trong nhóm.

Trong trường hợp của Jude, ông đã thiết lập cây phả hệ trên trang Ancestry.com. Bằng cách nghiên cứu giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn được công bố công khai, Jude biết quê mẹ và một số thông tin khác về gia đình bà. Ngoài ra, biểu đồ từ cây phả hệ còn tiết lộ một người họ hàng của Jude, Conrad chính là một người em họ xa của ông. Để xác định cha ông, họ đã làm việc với một nhà phả hệ di truyền. Xét nghiệm ADN cho thấy cha của Jude rất có thể là người Nigeria.

Marguerite Penrose

Thông qua công việc của họ với tổ chức AMRI, Jude và Conrad tiếp tục gặp gỡ những người trẻ hơn họ đang bắt tay vào việc tìm kiếm nguồn gốc của mình.

Marguerite Penrose sinh năm 1974, sống ba năm đầu đời tại 'nhà nuôi dưỡng mẹ và bé' ở St Patrick. Marguerite cũng là một trong những người tìm kiếm nguồn gốc của mình.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 8.

Marguerite Penrose. Ảnh: CHARLES MCQUILLAN

Thuở đầu đời Marguerite được một gia đình ở Dublin nhận nuôi dưỡng, và trải qua một tuổi thơ hạnh phúc ở một vùng phía bắc thành phố. Cuộc sống của Marguerite luôn được đại gia đình và bạn bè ủng hộ.

Nhưng khi lớn lên, Marguerite ngày càng nhận thức được sự khác biệt của mình với những người khác trong khu phố. Marguerite cũng đã trải qua thời gian dài trong bệnh viện với nhiều ca phẫu thuật vì chứng vẹo cột sống bẩm sinh. Thậm chí cô rất thất vọng khi không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào về tiền sử bệnh tật của mình.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 9.

Marguerite Penrose. Ảnh: MARGUERITE PENROSE

"Khi già đi, việc biết người thân trong gia đình bạn có mắc bệnh tim, ung thư hay không rất quan trọng".

Khi gia đình nhận nuôi của Marguerite hoàn tất việc nhận con nuôi của cô vào đầu những năm 90, họ nhận được một số thông tin cơ bản như họ của mẹ ruột cô, khu vực nơi bà ở và việc bà đã tái hôn với người khác. Marguerite chỉ được kể rằng cha ruột của cô là một thiếu sinh quân đến từ Zambia, còn tên hoặc họ của ông thì không được tiết lộ.

Những người đi tìm nguồn gốc - Ảnh 10.

Marguerite Penrose. Ảnh: CHARLES MCQUILLAN


Nhiều năm trước, Marguerite băn khoăn không biết có nên bắt đầu cuộc tìm kiếm về cội nguồn của mình hay không. "Tôi nghĩ về mẹ ruột của mình, và tự hỏi bà ấy đã trải qua những gì? Bà ấy có thật lòng muốn bỏ rơi tôi hay không?", cô ấy nói. Sau một lần nằm viện hồi năm ngoái, cô đã bắt đầu liên lạc với các nhân viên xã hội để truy tìm cả cha mẹ đẻ của mình.


Conrad, Jude và Marguerite hy vọng chính phủ sẽ công nhận những điều mà người mang chủng tộc hỗn hợp như họ đã trải qua.

Conrad nói: "Chúng tôi đang kể những câu chuyện của mình với hy vọng rằng chính phủ sẽ rút kinh nghiệm từ điều này".

Jude muốn chính phủ cung cấp kinh phí và đào tạo các nhà nghiên cứu để giúp những người khác như ông tìm thấy nguồn gốc của họ.

"Việc phủ nhận lý lịch của chúng tôi cũng như của những người khác đã để lại một khoảng trống lớn trong cuộc sống của rất nhiều người. Một số bị tổn thương nặng nề bởi những gì họ đã trải qua".

Bộ trưởng Bộ Trẻ em, Roderic O'Gorman, cho biết ông quyết tâm làm đúng với những người hiện vẫn còn sống sót và những người được nhận nuôi, đồng thời cam kết dùng pháp luật để giải quyết các vấn đề

Tuy nhiên, những hoài nghi sẽ nhanh chóng thay đổi. Hầu hết các hồ sơ được thu thập sẽ được lưu trữ trong 30 năm, một cơ sở dữ liệu sẽ hỗ trợ việc truy tìm và các yêu cầu dữ liệu cá nhân sẽ được chuyển đến các cơ quan chức năng Ai-len.

"Tôi rất vui khi được giúp đỡ mọi người. Điều đó giống như được trao lại thứ mà bạn đã mất" - Conrad chia sẻ.

Trong khi đó, Jude lạc quan rằng với sự giúp đỡ liên tục của Conrad, ông sẽ tìm biết được tông tích cha mình trước sinh nhật lần thứ 80. Sau đó, khi giúp Jude tìm được cha, Conrad sẽ tiếp tục giúp đỡ những người khác.


Kim Ngọc (theo BBC)