Tam giác cổ
Vùng tam giác cổ có vị trí nằm dưới xương chẩm cổ sau, bao gồm đốt sống cổ đầu tiên và đốt sống cổ thứ 2. Tam giác cổ tập trung nhiều dây thần kinh, mạch máu. Nếu vùng tam giác cổ ít được cử động sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến đốt sống cổ.
Để bảo vệ vùng tam giác này, bạn cần thường xuyên luyện tập xoay cổ theo vòng tròn từ bên trái, ra sau, sang phải, lên trước, sau đó đổi bên. Ngoài ra, tư thế ngủ và gối ngủ cũng rất quan trọng, khi ngủ bạn không nên không gối đầu quá cao, nên nằm ngửa, tránh nằm sai tư thế dẫn tới cong lệch đốt sống cổ. Bên cạnh đó, cần tránh không để quạt, điều hòa thổi thẳng vào trước cổ để tránh bị khí lạnh xâm nhập gây đau nhức vùng tam giác này.
Tam giác vai
Tam giác vai là 2 tam giác được cấu thành bởi xương vai và xương bướm sau lưng, bao quanh bởi các cơ delta. Nếu vùng tam giác này không được bảo vệ đúng cách sẽ dẫn tới chứng viêm vai mạn tính gây ra bởi căng cơ vai.
Muốn bảo vệ tam giác vai, bạn cần tránh ngồi lâu ở một tư thế, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng. Cứ 30 phút đến 1 tiếng, nên cử động vai, xoay vai, xoay cánh tay và đứng dậy vận động nhẹ nhàng. Không nên đeo ba lô túi xách quá nặng, nếu buộc phải đeo thì tốt nhất đeo đều cả 2 vai.
Ngoài ra, khi cơ bắp vai bị căng cũng tránh mang vác nặng để không làm tổn thương vùng tam giác vai nặng nề hơn.
Tam giác bàng quang
Tam giác bàng quang có vị trí nằm ở dưới cùng của bàng quang. Vào mùa hè, nhiều người thường gặp triệu chứng khó tiểu, bí tiểu, hoặc tăng số lần đi tiểu có thể do vùng tam giác này bị giãn cơ hoặc nhiễm khuẩn.
Ở người trưởng thành, bàng quang chứa tới khoảng 300-500ml nước tiểu. Tuy nhiên, với một số trường hợp mắc bệnh lý thì dung tích bàng quang có thể tăng lên đến đơn vị lít hoặc giảm xuống còn khoảng vài chục ml. Để bảo vệ tam giác vùng bàng quang, bạn hãy cố gắng uống từ 2-2,5 lít nước/ngày để độc tố trong bàng quang được loại thải ra ngoài. Nam giới không nên uống ít hơn 1,5 lít nước mỗi ngày. Uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang.
Lưu ý không được nhịn tiểu bởi sẽ gây hại cho bàng quang, khiến các cơ bàng quang yếu đi, ảnh hưởng xấu đến thận. Đồng thời cần bảo vệ, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để ngăn ngừa viêm nhiễm, tránh các bệnh vùng tam giác bàng quang.
Bàng quang cũng là một trong những cơ quan chịu áp lực của trọng lượng cơ thể, do vậy cần kiểm soát được cân nặng, nếu không sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang.
Tam giác chân
Vùng tam giác chân là khu vực lòng bàn chân với đỉnh là ngón chân cái. Đi bộ, khu vực này cử động chủ yếu. Tam giác chân sợ áp lực, sợ chật như thường xuyên đi trên những đôi giày cao gót.
Tam giác chân thường gặp các vấn đề như đau chân, đổ mồ hôi, do vậy, bạn nên lựa chọn những đôi giày có kích cỡ và chiều cao phù hợp để không gây sức ép lên mu bàn chân, ngón chân cái, giúp 2 vị trí này có khoảng không gian co giãn thoải mái, không cảm thấy sự ma sát giữa gót chân và giày.
Nếu phải đi giày cao gót trong thời gian dài, bạn cần giúp chân thư giãn bằng cách massage chân, ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ. Ngoài ra, tránh sử dụng giày chất liệu quá cứng hoặc sắc cạnh để tránh tổn thương vùng tam giác chân.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn