Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông

19:49 | 12/04/2023;
Cây sơn tra không chỉ giữ rừng, phủ xanh đất trống mà còn có giá trị kinh tế, giúp bà con dân tộc Mông xóa đói giảm nghèo.

"Ai về Nậm Nghiệp cùng ta,

Ngắm sơn tra trắng, đường xa hóa gần"

Những ngày này, đến bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào miền cổ tích với bốn bề trắng muốt hoa sơn tra. Cả bản bừng lên sắc tinh khôi, nối dài trùng điệp dưới thung lũng, trên những quả đồi san sát nhau, phủ trắng những nóc nhà của người Mông sinh sống trong bản.

Sơn tra (tên quen thuộc là Táo mèo) gắn với đồng bào Mông ở Nậm Nghiệp đã từ bao đời nay. Cây sơn tra không chỉ giữ rừng, phủ xanh đất trống mà còn có giá trị kinh tế, giúp bà con xóa đói giảm nghèo. Nơi đây có 100 hộ đồng bào dân tộc Mông đen chung sống lâu đời với hàng ngàn cây sơn tra cổ thụ.

Nhờ có sơn tra, mỗi dịp hoa nở tháng 3, tháng 4 hàng năm hay mỗi mùa quả chín vào khoảng tháng 6, tháng 10, bản nhỏ lại tấp nập du khách đến trải nghiệm và khám phá. Cây sơn tra đã mang lại nguồn lợi lớn, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với bản. Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã vận động bà con trong bản bảo vệ tốt diện tích cây sơn tra hiện còn; hướng dẫn bà con phát triển dịch vụ du lịch để tăng thu nhập, nhiều hộ dân trong bản cũng chủ động đầu tư homestay, trang phục quần áo dân tộc để du khách chụp ảnh cùng với hoa sơn tra.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 1.

Cứ mỗi độ đầu hè cả bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La lại được phủ trắng bởi thảm hoa sơn tra nở khắp núi rừng.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 2.

Cây sơn tra giúp người dân Nậm Nghiệp cải thiện kinh tế

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 3.

Sơn tra khoe sắc bên những nếp nhà của đồng bào dân tộc Mông.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 4.

Trước kia, cây sơn tra mọc tự nhiên nhưng hiện nay loài cây này đã đem lại nguồn lợi lớn, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với các bản làng của đồng bào dân tộc Mông.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 5.

Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La nhìn từ flycam có hàng nghìn cây sơn tra được dân bản trồng lâu năm đang bung nở.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 6.

Hoa sơn tra phủ trắng khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao hút hồn du khách khi ghé thăm.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 7.

Hoa sơn tra khi bung nở có 5 cánh với nhụy vàng, gần giống với hoa mận, nhưng hoa vẫn có nét đẹp riêng với màu trắng ngà, nở thành chùm to, ôm trọn cành cây rêu mốc.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 8.

Ngắm lại những bức ảnh đẹp chụp cùng với hoa sơn tra, chị Ánh Nguyệt, du khách đến từ Hà Nội, hào hứng cho biết: "Những bức ảnh về hoa sơn tra trắng muốt ở Nậm Nghiệp xuất hiện trên mạng xã hội khiến tôi mê mẩn và vô cùng thích thú. Hôm nay đến đây, tôi rất ấn tượng trước cảnh núi non hùng vĩ, những cây sơn tra hàng trăm năm tuổi và đặc biệt là người dân vô cùng thân thiện và dễ mến với nét văn hóa độc đáo. Chắc chắn tôi và gia đình sẽ tiếp tục trở lại".

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 9.

Hiện ở xã Ngọc Chiến có nhiều homestay cho khách nghỉ qua đêm, trải nghiệm đời sống bản địa các dân tộc với mức giá từ 100.000 đồng/đêm.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 10.

Các em bé xúng xính trong trang phục truyền thống đón khách du lịch bên sắc trắng của hoa sơn tra.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 11.

Trước kia, cây sơn tra mọc tự nhiên, nhưng giờ đã đem lại nguồn lợi lớn, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với bản.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 12.

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã lựa chọn Nậm Nghiệp là nơi để khởi nghiệp, kinh doanh du lịch.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông - Ảnh 13.

Mùa hoa sơn tra mang ấm no về cho bản người Mông

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn