Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo

14:56 | 21/08/2023;
Mặc dù tại huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã có nhiều điểm sáng mô hình kinh tế, nhưng để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không phải là chuyện một sớm, một chiều. Chính vì thế, Hội LHPN huyện Phú Lương đã tích cực hỗ trợ toàn diện để chị em phụ nữ DTTS tiếp cận với cách làm mới, thay đổi bản thân, vươn lên làm kinh tế.

Theo bà Khuông Thị Kim Nhung - Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đồng bào DTTS sống không tập trung, nơi đây chủ yếu là người dân tộc Tày, Sán Chay và dân tộc Dao. Trước đây, chị em có tư tưởng lạc hậu, chỉ trông vào nông nghiệp truyền thống, không biết làm gì khác để kiếm ra tiền ngoài mấy thửa ruộng, đồi chè, hoa màu.
Nhưng khó khăn nhất ở đây chính là nếp nghĩ, cách làm của chị em rất khó cải thiện. Nếp nghĩ đơn giản ấy đã ăn sâu vào từng con người, từng gia đình nên muốn thay đổi thì phải thay đổi từ nhận thức.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 1.

Bà Khuông Thị Kim Nhung - Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tham gia quảng bá giới thiệu sản phẩm của địa phương tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc 

Chính vì vậy, năm 2017, Hội LHPN huyện Phú Lương đã tìm hiểu và áp dụng mô hình kinh tế theo chuỗi. Từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm đều có các tổ liên kết/tổ hợp tác/hợp tác xã. "Chúng tôi đã thành lập được 17 tổ liên kết, 5 HTX và hỗ trợ 4 cửa hàng nông sản an toàn để tiêu thụ sản phẩm. Nhưng quá trình cũng kéo dài đến năm 2019 mới tạm được coi là thành công", bà Nhung cho biết.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 2.

Hội LHPN huyện Phú Lương tham gia giao lưu bảo tồn nét văn hóa các dân tộc tôn giáo

Nhớ lại thời điểm đó, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương chia sẻ: Hội đã trải qua một thời gian khá dài, phải kiên trì làm mẫu, làm điểm, mời hội viên tham gia tập huấn, xem cách làm, kiểm tra, rút kinh nghiệm nhiều lần mới có thể đưa mô hình vào hoạt động. Sau khi có sản phẩm lại hỗ trợ tìm đầu ra. Đối với đa số chị em phụ nữ DTTS, họ chưa ý thức rõ ràng về việc bán sản phẩm thế nào để đạt giá thành cao.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 3.

Nhờ một số mô hình hoạt động tốt, nhiều chị em đã cập nhật thông tin, các hộ động viên nhau tham gia ban đầu mỗi tổ chỉ có 3-5 hộ sau tăng 15-25 hộ/tổ

Trước những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, Hội LHPN huyện Phú Lương đã nỗ lực hỗ trợ hội viên xây dựng các chuỗi nông sản an toàn, thành lập tổ liên kết, tổ hợp tác, HTX. Phối hợp với các ngành chuyên môn cao cấp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Cùng với đó là hỗ trợ để phụ nữ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để có vốn khởi nghiệp.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 4.

Hội LHPN huyện Phú Lương đã nỗ lực hỗ trợ hội viên xây dựng các chuỗi nông sản an toàn, thành lập tổ liên kết, tổ hợp tác, HTX

Nhờ một số mô hình hoạt động tốt, nhiều chị em đã cập nhật thông tin, các hộ động viên nhau tham gia ban đầu mỗi tổ chỉ có 3-5 hộ sau tăng 15-25 hộ/tổ. Nông sản của gia đình bán được có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, đó là kết quả rõ nét nhất kích thích chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

"Giải pháp của tỉnh Thái Nguyên đưa ra là khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trong đồng bào DTTS. Tinh thần tự lực, tự cường vượt khó vươn lên của người dân giữ vai trò quan trọng. Cùng với đó, tỉnh cũng tăng cường các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi", bà Kim Nhung cho biết.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 5.

Các đại biểu tham quan mô hình phát triển kinh tế chè của Hợp tác xã trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bà Kim Nhung cũng cho rằng, ngoài việc hỗ trợ chị em từ thực hành mô hình, khởi nghiệp, nguồn vốn, thì việc định hướng vùng sản xuất, chế biến và kinh doanh rất quan trọng.

"Lúc đầu nhiều chị em lo sợ không dám làm, sợ lỗ, sợ không có vốn đầu tư. Chúng tôi đã phải tìm kiểu kỹ thị trường để định hướng cho chị em. Ví dụ hướng cho người dân trồng rau bồ khai đỏ, chuối đồi, lạc đỏ (hạt nhỏ lạc ta ăn ngọt đậm và thơm), đỗ đen xanh lòng, cây dược liệu (cà gai leo, cây xạ đen…). Trồng và chăm sóc bón phân hữu cơ (lá cây ủ với phân chuồng) đảm bảo an toàn sẽ có giá thành cao, thơm ngon, chất lượng. Còn một số vùng thì định hướng cho chị em sản xuất lúa nếp vải, làm cốm, làm bánh, làm sản phẩm chè, chăn nuôi gà, vịt lấy trứng,…" - Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Lương thông tin.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 6.

Hội thường xuyên tổ chức hướng dẫn thực hiện đạt hiệu quả đồng bộ duy trì mô hình đã có và nhân rộng

Bà Kim Nhung cho biết thêm, đối với những mô hình mới, Hội thường xuyên tổ chức hướng dẫn thực hiện đạt hiệu quả đồng bộ duy trì mô hình đã có và nhân rộng. Đồng thời, xây dựng quy mô chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đưa lên sàn giao dịch điện tử kết nối thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Các mô hình sau khi triển khai, đều được Hội sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, để kịp thời nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, phụ nữ.

(Bài 2) Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo - Ảnh 7.

Các mô hình sau khi triển khai, đều được Hội sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, để kịp thời nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, phụ nữ

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện tăng giàu, giảm nghèo bền vững được Hội LHPN huyện Phú Lương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung thực hiện nhằm góp phần xây dựng Phú Lương đạt huyện Nông thôn mới vào năm 2024.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn