Phụ huynh cần làm gì khi trẻ tự ti vẻ bề ngoài?

15:48 | 26/06/2022;
Ngoại hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp và sự phát triển của trẻ sau này. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin thú vị về vẻ bề ngoài của một con người.

Ngoại hình của con được di truyền từ bố hay mẹ là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Bởi cha mẹ nào cũng đều mong con cái có ngoại hình ưa nhìn, đẹp mắt. Không những thế, vẻ bề ngoài ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp và tương lai của 1 đứa trẻ khi lớn lên.

Ngoại hình bao gồm toàn bộ ngũ quan trên khuôn mặt, đôi mắt, các chi, dáng người, màu da... của trẻ. Con sinh ra nhiều nét sẽ giống cả mẹ lẫn bố. Bởi ngoại hình được di truyền từ các cặp nhiễm sắc thể thường.

Màu da

Nếu cả bố và mẹ đều sở hữu làn da sẫm màu thì khả năng cao đứa trẻ sinh ra cũng có làn da sẫm. Tuy nhiên, nếu bố hoặc mẹ có làn da trắng, còn người kia sở hữu làn da tối màu thì đứa trẻ sinh ra có nhiều khả năng sẽ mang màu da trung bình.

Mắt

Nếu bố mẹ có mắt 2 mí thì con sinh ra cũng như vậy. Trên thực tế cũng có trẻ sinh ra sở hữu đôi mắt 1 mí. Đó là do hệ gen của bố mẹ tồn tại cặp gen lặn 1 mí.

Cặp gen này không thể hiện ở bố mẹ nhưng đến đời con thì có thể xuất hiện, nếu trẻ mang cặp gen đồng tính lặn của họ.

Ngoại hình của con được di truyền từ bố hay mẹ? Khi trẻ mặc cảm về vẻ bề ngoài, phụ huynh cần làm gì? - Ảnh 1.

Lông mi

Độ dài của lông mi cũng di truyền từ bố mẹ. Nếu một trong hai bố mẹ có lông mi dài thì đứa trẻ sinh ra cũng có thể có hàng mi dài.

Mũi

Hình dáng mũi cao hay thấp cũng do sự di truyền của đời trước. Nếu bố mẹ có sống mũi cao, thẳng thì em bé sinh ra tỉ lệ cao có được sống mũi đẹp.

Tai

Hình dạng của tai cũng thừa hưởng từ yếu tố di truyền. Trong trường hợp cả bố và mẹ đều sở hữu đôi tai to và lớn thì đứa trẻ sinh ra cũng có đôi tai tương tự như vậy. Và ngược lại.

Béo phì

Tình trạng béo phì cũng có thể di truyền. Nếu bố và mẹ cùng béo thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ rất cao cũng mắc bệnh béo phì. Tuy nhiên nếu chỉ 1 trong 2 bố hoặc mẹ béo thì thì nguy cơ béo phì bẩm sinh ở trẻ chỉ ở mức 40%.

Hói đầu

Nếu bố hoặc mẹ bị hói đầu thì khi sinh con rất dễ di truyền đặc điểm này. Nguy cơ hói đầu ở trẻ lên tới 50% nếu có bố mẹ bị hói, đặc biệt hiện tượng di truyền này chủ yếu xảy ra với bé trai.

Ngoại hình của con được di truyền từ bố hay mẹ? Khi trẻ mặc cảm về vẻ bề ngoài, phụ huynh cần làm gì? - Ảnh 2.

Làm gì khi con tự ti về ngoại hình?

Càng lớn, trẻ càng dành nhiều sự quan tâm cho vẻ bề ngoài. Con đã bắt đầu ý thức được việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Có những bé sẽ cảm thấy tự tin, thích thú khi phát hiện mình xinh đẹp, dễ thương. Nhưng cũng có không ít trẻ cảm thấu xấu hổ, tự ti khi thấy mình có 1 vài khuyết điểm về ngoại hình. Vậy làm sao để con bớt tự ti về chính mình?

1. Cẩn trọng khi lựa chọn lời nói

Khi nói về ngoại hình của trẻ, thay vì xoáy sâu vào những điểm yếu thì cha mẹ có thể dùng những lời nói dối vô hại (white lie) để xoa dịu trẻ mà không gây ra tác động xấu. Ví dụ như thay vì nói con béo hãy gọi con bằng những cái tên đáng yêu: "Bé Heo", "cục bột"... Con sẽ dễ dàng chấp nhận bản thân mình hơn.

2. Dạy con hãy luôn là chính mình

Khi trẻ ý thức được ngoại hình của chúng không được xinh đẹp và không đủ can đảm để mặc những bộ quần áo xinh xắn đúng lứa tuổi. Lúc này cha mẹ cần cho trẻ hiểu dù chúng có như thế nào cũng đáng được trân trọng, bởi con là tình yêu của cha mẹ. Hình thức không quá quan trọng mà quan trọng con cần có tri thức, là người tốt. Khi đó tất cả mọi người đều yêu quý con.

3. Giúp con khám phá ra những ưu điểm và yếu điểm của mình

Thay vì chăm chút cho ngoại hình, cha mẹ nên dạy con cách phát huy sở trường của mình. Có như vậy bé mới phát huy những ưu điểm và chấp nhận những yếu điểm. Khi trẻ cố gắng mà không thể làm được thì cha mẹ nên hài lòng với những điều con làm.

Ngoại hình của con được di truyền từ bố hay mẹ? Khi trẻ mặc cảm về vẻ bề ngoài, phụ huynh cần làm gì? - Ảnh 3.

4. Dạy con tìm cách khắc phục tình trạng của bản thân

Bố mẹ hãy giải thích cho con hiểu việc trêu chọc người khác là điều không tốt. Con không nên buồn hay tự ti vì những lời trêu chọc đó mà cần phải có cách giải quyết. Bố mẹ hãy nêu lên nhiều trường hợp và hướng dẫn con cách giải quyết.

5. Dạy trẻ làm ngơ trước những lời trêu chọc của bạn bè

Những đứa trẻ có lòng tự trọng cao, chắc chắn những lời trêu chọc của người khác sẽ khiến chúng tổn thương. Những lúc này con cần ba mẹ. Phụ huynh hãy ở bên con, động viên và dạy con cách làm ngơ trước những lời vô duyên này. Ban đầu có thể bé sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng sau 1 thời gian, chắc chắn việc làm ngơ khi bị người khác trêu chọc sẽ có hiệu quả.

6. Con luôn sống vui vẻ, hòa đồng

Hãy luôn dạy con cách quan tâm, chia sẻ tới tất cả mọi người. Dần dần con sẽ ghi được điểm trong mắt các bạn. Lúc đó con sẽ nhận ra ngoại hình không quyết định tất cả mà còn phụ thuộc nhiều thứ khác nữa.

7. Dạy con về ý nghĩa của trang phục

Giá trị bản thân không phụ thuộc vào dáng vẻ bề ngoài, quần áo, hay trang sức. Dù có mặc 1 bộ váy đắt tiền, xinh đẹp đến mấy nhưng nếu không hợp hoàn cảnh thì đều sẽ trở nên xấu xí, lố bịch.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn