pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bệnh ung thư máu có di truyền không?
Ung thư máu không phải là một tình trạng hiếm gặp trên thực tế. Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu, ngoài việc phải điều trị, chăm sóc bệnh nhân như thế nào,... thì vẫn còn rất nhiều vấn đề khác nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó, bệnh ung thư máu có di truyền không thực sự là thắc mắc của rất nhiều người.
1. Bệnh ung thư máu là gì?
Bệnh ung thư máu (còn được gọi là bệnh Leukemia) là bệnh lý xảy ra do sự tăng sinh quá mức của các tế bào non dòng bạch cầu trong tủy xương. Sự tăng sinh quá mức các tế bào non này khiến chúng gia tăng nhanh chóng về số lượng, tích tụ trong tủy xương và dần lan tràn ra máu ngoại vi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Mặc dù có sự tăng nhanh về số lượng, tuy nhiên do là các tế bào bạch cầu non chưa được biệt hóa hoàn toàn nên chúng không có ý nghĩa ngăn chặn sự nhiễm trùng cho cơ thể. Ngược lại, gia tăng quá mức các tế bào này tại tủy xương sẽ đến sự sản xuất các dòng tế bào máu khác như hồng cầu, bạch cầu bị ức chế nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe.
Bệnh ung thư máu không thể được chẩn đoán nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, một số biểu hiện nhất định có thể giúp gợi ý đến khả năng mắc bệnh ung thư máu, chẳng hạn như sụt cân đột ngột, xuất huyết bất thường trên da hoặc xuất huyết tiêu hóa, sụt cân đột ngột, sưng hạch, thường xuyên bị các bệnh nhiễm trùng hoặc sốt không giải thích được nguyên nhân,...
2. Bệnh ung thư máu có di truyền không?
Cũng giống với các bệnh lý khác, người mắc bệnh ung thư máu có tiên lượng nghèo nàn, tỷ lệ tử vong cao. Do đó các vấn đề liên quan đến căn bệnh này thường rất được quan tâm, đặc biệt là bệnh ung thư máu có di truyền được không?
Để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư máu có di truyền được không, trước tiên ta cần biết bệnh ung thư máu xảy ra vì lý do gì?
Người ta cho rằng, nguyên nhân của bệnh ung thư máu là do sự biến đổi DNA của các tế bào tủy xương. Điều này khiến sự hoạt động của các tế bào tủy xương trở nên bất thường, quá trình biệt hóa tế bào bị rối loạn. Từ đó dẫn tới sự tăng sinh bất thường của các tế bào bạch cầu non và xuất hiện bệnh ung thư máu.
Một số đột biến gen đã được xác nhận có liên quan đến khởi phát bệnh ung thư máu bao gồm:
- CEBPA: Gen CEBPA khiến số lượng bạch cầu trong cơ thể giảm thấp. Vì thế có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, sự mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- DDX41: Đột biến gen DDX41 làm giảm khả năng chống lại sự phát triển của các khối u, dễ mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.
- RUNX1: Đột biến gen RUNX1 khiến số lượng tiểu cầu giảm, một vấn đề rất hay gặp trong bệnh ung thư máu.
Do có liên quan đến sự biến đổi DNA, vì vậy bệnh ung thư máu là căn bệnh có khả năng di truyền được. Khi cha mẹ bị ung thư máu, họ có thể truyền cho con của mình các biến đổi di truyền bất thường. Điều này khiến đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Tuy nhiên mọi người cũng không nên quá lo lắng về vấn đề bệnh ung thư máu có di truyền hay không. Mặc dù khả năng di truyền của bệnh là điều có thể xảy ra, tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh ung thư máu do di truyền lại khá hiếm gặp trên thực tế.
Bởi người ta nhận thấy rằng, các biến đổi DNA gây bệnh ung thư máu thường xảy ra sau khi đứa trẻ đã được thụ thai hơn là do nhận từ cha mẹ của chúng. Điều này có nghĩa là những biến đổi này thường không liên quan đến di truyền.
Một số yếu tố bất lợi có thể thúc đẩy sự biến đổi DNA gây bệnh ung thư máu đã được biết đến bao gồm tuổi tác, phơi nhiễm phóng xạ, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và khói thuốc, giới tính, chủng tộc,...
Do đó, với câu hỏi bệnh ung thư máu có thể di truyền không thì câu trả lời được đưa ra là có thể. Nhưng tỷ lệ bị ung thư máu do di truyền thường không cao, nên bệnh nhân và người nhà không nên lo lắng quá mức về vấn đề này. Thay vào đó, hãy thường xuyên thực hiện tầm soát bệnh ung thư máu nếu có người thân mắc bệnh ung thư máu để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời khi bệnh xảy ra.