Chọn những chất liệu thuần Việt, thân thiện với môi trường và mang đến cơ hội việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số, để thiết kế trang phục, đặc biệt là áo dài, chị Phạm Ngọc Anh, nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu thời trang La Phạm đã khẳng định được dấu ấn riêng của mình.
Trong tháng 3, tháng đặc biệt dành để tôn vinh phụ nữ, nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh chia sẻ cùng PNVN mối duyên đưa chị đến với thời trang và áo dài.
Từ cách đây khoảng gần chục năm, cô gái Việt bén duyên với thiết kế quần áo khi tham dự các lễ hội nghệ thuật Burning man (tại Mỹ). Mỗi lễ hội như vậy, những người đến dự đều muốn mang những bộ cánh lộng lẫy và sáng tạo nhất để chia sẻ với cộng đồng. Lúc đầu, mình có nhu cầu tự thiết kế quần áo trang phục cho mình. Về sau, niềm vui riêng đó được nhân lên khi những người bạn thân thiết và cả những người lạ mặt tìm đến để đặt thiết kế và may cho họ.
Tình cờ một buổi, có một người phụ nữ sống ở San Jose nhắn tin đặt mình thiết kế áo dài làm mình rất ngạc nhiên. Bởi lẽ mình trước đây không bao giờ thích mặc áo dài. Mình giải thích với chị ấy là mình không thích mặc áo dài nên không có cảm hứng thiết kế áo dài lắm. Sau khi chị ấy nhắn tin động viên và nài nỉ, mình bắt đầu ngồi nghĩ và vẽ phác thảo vài mẫu mà mình sẽ mặc như thế nào nếu bị yêu cầu mặc áo dài.
Y
Từ đó, mình bất chợt nghĩ ra đủ kiểu mẫu mới và chưa ngừng hết ý tưởng đến tận bây giờ. Mình lúc đầu chỉ định về Việt Nam làm mẫu mới trong vòng hai tháng nhưng sau đó lại quyết định ở lại luôn để tiếp tục thiết kế áo dài khi nguồn cảm hứng còn quá lớn. Đấy là lí do La Phạm ra đời.
Cái đích của việc trở về nước của mình là mong muốn được mang áo dài gần với cuộc sống thực tiễn hơn, mọi người có thể mặc hàng ngày trong mọi hoạt động, phổ biến không chỉ ở trong nước mà sẽ được nhiều người ở nước ngoài lựa chọn mặc đến. Cái đích thứ hai, là mình mong các vật liệu truyền thống sẽ sử dụng và yêu thích nhiều hơn khi các mặt hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường. Cái đích thứ ba là các giá trị về văn hoá và xã hội của Việt Nam sẽ được chính người Việt chú trọng nhiều hơn thông qua ngôn ngữ của thời trang.
Các mẫu thiết kế của La Phạm đều mang một dấu ấn rất riêng. Đó là sự thoải mái, tối giản, sự giao thoa giữa văn hoá Việt Nam và các nền văn hoá của những nơi mà mình đã đến và học hỏi. Điểm mạnh của mình là được đi rất nhiều nơi và từng được học tập/sinh sống lâu năm ở Châu Âu và có ảnh hưởng không nhỏ từ những hoạt động văn hoá ở San Francisco (Bắc Mỹ). Những chuyến đi là sự đầu tư lớn về chất xám (tìm hiểu lịch sử, văn hoá, tập tục và chất liệu của nơi đó).
Chính những sự đầu tư đó đã mang cho các thiết kế của La Phạm trở nên khác biệt mà vẫn dễ mặc, gần với thực tiễn. Đối với mình, sự thành công của các thiết kế là khi được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống của nhiều người với những lứa tuổi khác nhau, màu da, phom dáng và tính cách khác nhau.
Một điểm mạnh của La Phạm nữa là các phụ kiện đều được mình tự đi chọn mua và mang về từ những chuyến đi khắp thế giới nên mình có một kho sưu tập những phụ kiện độc nhất từ thời xưa đến nay. Mỗi khi có ý tưởng gì mới là mình luôn có sẵn để tha hồ ghép và thử nghiệm.
Dịch Covid-19 là cơ hội đối với mình. Qua đợt dịch, mình càng hiểu ra và vui mừng vì những bước nhỏ mình đã đi từ những năm trước dịch.
Thứ nhất là dù hoàn cảnh nào, mình cứ làm việc hết tâm mình. Những sản phẩm làm ra phải đạt được chất lượng hàng hiệu như ở nước ngoài. Mình may đồ cho khách giống hệt như khi mình may đồ cho bản thân mình mặc. Những gì đẹp và tốt nhất mình muốn cho bản thân thì những người khách hàng của mình cũng phải nhận những điều đó.
Trong thời gian dịch bệnh, khi người Việt Nam không đi du lịch để mua sắm được thì số lượng người mua mặt hàng trong nước tăng 4 lần năm trước. Đa số khách hàng tìm đến là được truyền miệng giới thiệu đến.
Sự tin yêu của khách hàng chính là động lực để mình học hỏi và làm tốt hơn những sản phẩm và hoàn thiện hơn những dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mình luôn có niềm tin là làm gì cũng cứ chậm và chắc thì mới lâu dài được. Những gì hào nhoáng đến nhanh thì cũng sẽ nhanh đi.
Trong mọi công việc để thành công, những khó khăn và những gập ghềnh trên con đường đi của mình là không tránh khỏi. Nhưng với mình, đó là sự tất yếu trong cuộc sống để cho mình động lực học hỏi nhiều hơn và trưởng thành nhanh hơn.
Đối với mình, cuộc sống là ngôi trường lớn nhất nên mình cứ đi tiếp. Mỗi một chặng đường sẽ là một bài học cho mình.
Phạm Ngọc Anh - thương hiệu La Phạm
Có lẽ khó khăn lớn nhất là khi có những người thân ngăn cản và không tin vào khả năng của mình hồi đầu. Tuy nhiên, mình cứ lẳng lặng làm công việc của mình, không đối đáp, không làm phiền đến ai mà vui vẻ với công việc mình làm. Khi được làm việc mình thích, đối với mình đó đã là sự thành công rồi.
Hồi bé, mình đã yêu hội họa và muốn trở thành họa sĩ hoặc kiến trúc sư. Vì phải tiếp nối công việc của gia đình, mình đã chôn chặt những ý muốn của bản thân và đã quên nó đi mấy chục năm nay. Những duyên lành đã đưa đẩy mình quay trở lại với niềm đam mê nghệ thuật. Chính vì thế, mình không cảm thấy bị áp lực hay phải tranh đấu với đối thủ nào cả.
Mình đã làm những công việc để kiếm tiền nuôi sống mình và gia đình nhiều năm trước đó nên khi trở về, mình chỉ nghĩ là giờ mình được làm những việc mình thích và cứ ung dung tự tại làm những điều mình cho là đúng và nên làm.
Mình đã tin vào những mối nhân duyên trong cuộc đời và coi đó cũng là trọng trách mà mình phải làm nên càng làm mình càng hiểu những sứ mệnh tiếp theo của mình là gì.
Lúc trở về, mình đã thấy được sự tràn lan của các mặt hàng Trung Quốc. Thay vì đó, các làng nghề ngày càng mất dần. Trước đây, khi sống ở Châu Âu, mình ko được tiếp cận nhiều với văn hoá và sản phẩm truyền thống.
Khi tự mắt đi xem và tự tay đi chọn những chất liệu Việt Nam, mình mới đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chất liệu của mình đẹp như vậy nhưng không thể cạnh tranh được với giá thành của Trung Quốc. Khi càng may mình càng thích sử dụng chất liệu của Việt Nam hơn vì nó hợp với khí hậu, văn hoá của mình.
Đối với mình, quần áo không chỉ là một vật dụng mà nó còn có hồn trong đó. Mỗi khi khoác những chiếc quần áo bằng lụa Việt Nam, mình luôn tưởng tưởng ra những người làng nghề đã lấy tơ ra sao, dệt vải và nhuộm nó ra sao. Điều đó làm mình tự hào.
Thổ cẩm Việt Nam mình thấy cũng đẹp và tinh tế vô cùng từ cách phối màu cho đến họa tiết họ chọn. Khi đi đến những bản làng vùng cao Tây Bắc, mình mới hiểu để thêu một bộ quần áo thổ cẩm họ phải mất cả năm mới xong. Họ tranh thủ thêu mọi lúc trong giờ giải lao bên cạnh công việc chính là trồng lúa. Khi đói kém, họ mới phải bán những chiếc áo váy giá rẻ mạc để đổi tiền mua thức ăn hoặc mua sách vở cho con. Nhưng thổ cẩm chưa được người Việt Nam ưa chuộng mặc rộng rãi.
Cũng đã có nhiều nhà thiết kế đã khai thác nhưng chủ yếu là những bộ rất kỳ công đắt tiền. Khi mình mặc những chiếc áo hiện đại phối thổ cẩm của La Phạm, đi đâu mình cũng được người đi đường chạy đến hỏi chiếc áo này mua ở đâu. Niềm tự hào dân tộc mình rất cao và vui vì điều đó. Mình mong muốn được kết nối những người bà con dân tộc với các nhà thiết kế để họ có một công việc kiếm thêm thu nhập và có việc làm thường xuyên hơn. Sắp tới, mình sẽ ra mắt những thiết kế phối thổ cẩm với tiêu chí là tối giản và thực tiễn trong cuộc sống thành thị.