Nhiều nhà thờ và cộng đồng Hồi giáo đã đưa ra các sáng kiến "tháng Ramadan Xanh" nhằm thúc đẩy một loạt thay đổi trong nhận thức về khí hậu và môi trường trong tháng linh thiêng này.

NGƯỜI HỒI GIÁO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG THÁNG RAMADAN

Nhiều nhà thờ và cộng đồng Hồi giáo đã đưa ra các sáng kiến "tháng Ramadan Xanh" nhằm thúc đẩy một loạt thay đổi trong nhận thức về khí hậu và môi trường trong tháng linh thiêng này.

Nằm ở trung tâm Jakarta, nhà thờ Hồi giáo Istiqlal được xây dựng với tầm nhìn trường tồn hàng nghìn năm. Bảy cổng của nhà thờ, đại diện cho bảy tầng trời trong Hồi giáo, đã chào đón nhiều khách tham quan từ khắp đất nước và thế giới.

Tuy nhiên, nhà thờ Hồi giáo Istiqlal không chỉ là địa điểm mang đến trải nghiệm tâm linh mà còn là nguồn cung cấp nguồn năng lượng sạch cho người dân. Trong cuộc cải tạo năm 2019, hơn 500 tấm pin mặt trời đã được lắp đặt trên mái nhà thờ, và đây hiện là nguồn điện sạch và chính của Istiqlal. Vào tháng lễ Ramadan này, nhà thờ đã khuyến khích "waqf" năng lượng – một hình thức quyên góp trong đạo Hồi để thúc đẩy năng lượng có thể tái tạo.

Her Pramtama, phó quản lý nhà thờ Hồi giáo Istiqlal, hy vọng việc nhiều tín đồ đến nhà thờ trong tháng Ramadan có thể thúc đẩy các dự án năng lượng mặt trời của Istiqla thông qua quyên góp.

Ramadan là tháng linh thiêng nhất trong năm của đạo Hồi. Tháng Ramadan năm nay bắt đầu từ thứ Năm, 23 tháng 3 đến thứ Sáu, 21 tháng 4. Người Hồi giáo tin rằng Đức Allah bắt đầu tiết lộ kinh Koran cho nhà tiên tri Muhammad hơn 1.400 năm trước đúng vào thời gian lễ Ramadan.

Nỗ lực thúc đẩy các vấn đề về khí hậu của nhà thờ Hồi giáo Istiqlal chỉ là một ví dụ về các sáng kiến "Ramadan Xanh" ở Indonesia và trên toàn thế giới nhằm thúc đẩy một loạt thay đổi trong tháng linh thiêng của người Hồi giáo. 

Nhiều nơi khuyến khích sử dụng ít nước hơn khi thực hiện nghi lễ tẩy rửa trước khi cầu nguyện, thay thế chai nhựa và dụng cụ ăn uống trong các bữa tiệc cộng đồng bằng những vật có thể tái sử dụng, đồng thời tránh lãng phí thực phẩm. Các đề xuất khác bao gồm đi chung xe đến nhà thờ, sử dụng sản phẩm địa phương, tập trung vào tái chế và tài trợ cho các dự án năng lượng sạch thông qua các khoản quyên góp.

Công nhân bảo trì các tấm pin mặt trời, một phần nguồn cung cấp năng lượng điện cho Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta (Indonesia). Ảnh: AP/Tatan Syuflana

Nhận thức về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu

Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, điều vốn gây ra hạn hán, lũ lụt và sóng nhiệt ngày càng trầm trọng, các nhà khoa học cho biết cần phải cắt giảm đáng kể việc sử dụng năng lượng bẩn trong sản xuất điện và vận tải, sử dụng sản phẩm hóa dầu như nhựa và giảm thiểu khí thải từ chất thải thực phẩm trong các bãi chôn lấp. Mặc dù các sáng kiến cá nhân chỉ giữ một phần nhỏ trong quá trình chuyển đổi, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể tạo nên tác động khi động lực cho các mục tiêu khí hậu ngày càng được thúc đẩy.

Một số nhóm Hồi giáo ngày càng nhận ra nhu cầu giải quyết các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Các nhóm này dựa trên các nguyên tắc Hồi giáo, chẳng hạn như các câu Kinh Qur'an và lời dạy của Nhà tiên tri Muhammad, để thúc đẩy nhận thức về môi trường và khuyến khích hành động cụ thể để giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Người Hồi giáo khắp thế giới thúc đẩy các vấn đề môi trường và khí hậu trong tháng Ramadan - Ảnh 3.

Mọi người đến cầu nguyện vào buổi trưa tại nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta (Indonesia), nơi có một phần nguồn điện đến từ năng lượng mặt trời vào thứ Tư, ngày 29 tháng 3 năm 2023. Ảnh: AP/Tatan Syuflana

Người Hồi giáo khắp thế giới thúc đẩy các vấn đề môi trường và khí hậu trong tháng Ramadan - Ảnh 4.

Những người đàn ông cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta (Indonesia), nơi có một phần nguồn điện đến từ năng lượng mặt trời, vào thứ Tư, ngày 29 tháng 3 năm 2023. Ảnh: AP/Tatan Syuflana

Năm ngoái, phó tổng thống Ma'ruf Amin của Indonesia đã kêu gọi các giáo sĩ và nhà lãnh đạo cộng đồng "đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền các vấn đề liên quan đến tàn phá môi trường" và yêu cầu có hành động cụ thể đối với biến đổi khí hậu thông qua quyên góp cho các dự án năng lượng mặt trời như tại nhà thờ Hồi giáo Istiqlal. 

Việc truyền bá nhận thức về năng lượng sạch là "trách nhiệm chung" đối với người Hồi giáo, nơi việc lắp các tấm pin mặt trời ở các nhà thờ có thể là chất xúc tác hướng tới thay đổi lớn hơn, Muhammad Ali Yusuf, thành viên hội đồng quản trị tại Viện quản lý thảm họa và biến đổi khí hậu Nahdlatul Ulama cho biết.

Không chỉ ở Indonesia, "hiểu biết về Hồi giáo xanh" trong các nhóm môi trường ở Mỹ và Canada cũng đã xuất hiện vào giữa những năm 2000, được truyền cảm hứng từ truyền thống tôn giáo của cộng đồng Hồi giáo. Một số nhà thờ Hồi giáo đã tiếp thu ý tưởng này, trong khi những người khác không hiểu đầy đủ về nó. Tháng Ramadan được coi là cơ hội để cộng đồng Hồi giáo tiếp cận các vấn đề về môi trường và thay đổi thói quen của mình.

Trang web của Hiệp hội Hồi giáo Bắc Mỹ đã kêu gọi người Hồi giáo trở thành một cộng đồng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Có thể thấy một số nhà thờ Hồi giáo và người Hồi giáo trên khắp thế giới đang ngày càng chú ý đến những lời kêu gọi này.

Nỗ lực bảo vệ môi trường thay đổi quan niệm về biến đổi khí hậu

Trước thềm lễ Ramadan năm nay, nhà thờ Trường nội trú Hồi giáo Al Ma'hadul (Indonesia) nhận các tấm pin mặt trời thông qua đóng góp của người Hồi giáo, giúp cung cấp đủ năng lượng cho toàn bộ nhà thờ. Điện từ các tấm pin mặt trời cũng thắp sáng các trường học và đường xá vùng lân cận.

Người Hồi giáo khắp thế giới thúc đẩy các vấn đề môi trường và khí hậu trong tháng Ramadan - Ảnh 5.

Các tấm pin mặt trời hoạt động trên mái nhà của Nhà thờ Hồi giáo Nizamiye ở Johannesburg (Nam Phi) Ảnh: AP/Denis Farrell

Mái nhà thờ Hồi giáo Nizamiye ở Johannesburg (Nam Phi) được lắp đặt các tấm pin mặt trời để giúp duy trì nguồn điện tại nhà thờ, các trường học, phòng khám và chợ xung quanh. Những tấm pin này phục vụ hơn một phần ba mức sử dụng năng lượng ở khu phức hợp của Nam Phi, một quốc gia mà trong những năm gần đây gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu điện qua lưới điện.

Tại Edison, New Jersey (Mỹ), nhà thờ Hồi giáo - trung tâm cộng đồng Masjid Al-Wali bán những chai nước có thể tái sử dụng cho các thành viên với giá thấp và lắp đặt thêm máy làm mát nước để ngăn việc sử dụng chai nhựa dùng một lần, Akil Mansuri, thành viên hội đồng nhà thờ, cho biết

Mansuri nói: "Bảo vệ môi trường là việc đúng đắn theo quan niệm Hồi giáo. Những người dân chấp nhận thông điệp này, nhưng sự chấp nhận đó luôn chậm hơn so với tốc độ thực hiện".

Người Hồi giáo khắp thế giới thúc đẩy các vấn đề môi trường và khí hậu trong tháng Ramadan - Ảnh 6.

Các tấm pin mặt trên mái nhà thờ Hồi giáo - trung tâm cộng đồng Masjid Al-Wali ở New Jersey (Mỹ). Ảnh: AP/Seth Wenig

Masjid Al-Wali lắp các tấm pin mặt trời cách đây vài năm. Các bữa ăn cho cộng đồng trong tháng Ramadan của nhà thờ được đựng trong các hộp nhựa đóng gói sẵn, nhưng lãnh đạo nhà thờ khuyến khích mọi người mang đồ ăn thừa về và tái sử dụng hộp thay vì vứt đi, đồng thời họ cũng hy vọng có thể tìm thấy các giải pháp thay thế trong thời gian tới, Mansuri cho biết.

Projects Against Plastic (PAP), một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Bristol (Vương quốc Anh) đang đi đầu trong chiến dịch tháng Ramadan không nhựa. Naseem Talukdar, người sáng lập PAP, cho biết: "Với tư cách là một người Hồi giáo, tôi cảm thấy nhà thờ là trung tâm của các cộng đồng và nên giữ vai trò lãnh đạo trong việc bảo vệ môi trường và tái chế. Tôi thực sự nhận thấy một lượng lớn nhựa được sử dụng và vứt đi trong tháng Ramadan".

Các nhà thờ Hồi giáo đang khuyến khích nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa và giảm phụ thuộc nhựa sử dụng một lần. Bảy nhà thờ Hồi giáo ở Bristol đã tham gia một dự án thí điểm vào năm ngoái. Ngoài ra, một chiến dịch quốc gia với hơn 20 nhà thờ Hồi giáo tham gia cũng đã được triển khai trong năm nay.

Người Hồi giáo khắp thế giới thúc đẩy các vấn đề môi trường và khí hậu trong tháng Ramadan - Ảnh 7.

Những người đàn ông Hồi giáo rửa tay trước khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Istiqlal, nơi có một phần nguồn điện đến từ năng lượng mặt trời, vào thứ Tư, ngày 29 tháng 3 năm 2023. Ảnh: AP/Tatan Syuflana

Người Hồi giáo khắp thế giới thúc đẩy các vấn đề môi trường và khí hậu trong tháng Ramadan - Ảnh 8.

Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta (Indonesia) được phản chiếu qua nước vào thứ Tư, ngày 29 tháng 3 năm 2023. Ảnh: AP/Tatan Syuflana

Mặc dù cộng đồng Hồi giáo ngày càng quan tâm và sẵn sàng áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường và bảo vệ môi trường, nhưng vẫn còn những thách thức cần được giải quyết, như hạn chế về tài chính trong việc mua dụng cụ ăn uống và các vật dụng có thể tái sử dụng.

Sáng kiến nhằm trao quyền cho các cộng đồng Hồi giáo đối mặt với biến đổi khí hậu, Ummah for Earth, đang kêu gọi mọi người cam kết thức hiện thói quen thân thiện với môi trường trong tháng Ramadan. "Nhiều người Hồi giáo không nhận thức được rằng trong kinh Koran và các lời dạy của nhà tiên tri có giáo huấn về môi trường và họ cũng có vai trò để bảo vệ hành tinh", Nouhad Awwad, một nhà hoạt động tại Beirut và làm việc cho dự án Ummah for Earth tại Greenpeace MENA, cho biết.

Theo Awwad, các nhà vận động cũng tìm cách thay đổi câu chuyện xung quanh biến đổi khí hậu, vốn thường vấp phải những lập luận cho rằng nó là "số phận" và không thể thay đổi.


(tổng hợp)
19/04/2023 18:00