Chứng khoán tuần 8-14/1: Thị trường tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ "rung lắc"

09:41 | 08/01/2024;
Chứng khoán khởi sắc đầu năm, nhận định và khuyến nghị, lịch trả cổ tức, VinFast thay đổi lãnh đạo cấp cao, Hoàng Anh Gia Lai gấp rút bán tài sản,...

Chứng khoán đầu năm tăng mạnh

Chốt phiên tuần qua, VN-Index tăng lên 1.154,6 điểm, chỉ số đạt mức cao nhất kể từ 13/10/2023, thanh khoản đạt 18.000 tỷ đồng.

Còn tại HNX-Index tăng lên 1.161 điểm, UPCoM tăng lên 87,93 điểm.

Lực kéo chủ yếu đến từ nhóm ngành ngân hàng, tiếp sức cho thị trường hồi phục, nhanh chóng tăng điểm mạnh, điển hình với các mã: SHB (Ngân hàng SHB, HOSE), BID (Ngân hàng BIDV, HOSE), TCB (Ngân hàng Techcombank, HOSE),...

Chứng khoán tuần 8-14/1: Thị trường tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ "rung lắc"- Ảnh 1.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò làm trụ cho thị trường (Nguồn: SSI iBoard)

Nhóm cổ phiếu chứng khoán có sự phân hóa số mã giảm và tăng tương đương nhau. Bất động sản dù có mã tăng nhiều hơn, nhưng đa phần các mã giảm là những mã lớn khiến toàn ngành giảm nhẹ.

Các chuyên gia đánh giá thị trường diễn biến tích cực, xu hướng tăng vẫn được nối dài, thị trường sớm đón sóng tháng Giêng. Do vậy, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội gia tăng tỷ trọng nhóm ngành có triển vọng lợi nhuận kết quả kinh doanh quý 4/2023 tích cực: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, công nghệ thông tin và dầu khí.

Nhận định và khuyến nghị

Khởi đầu năm mới thuận lợi, VN-Index tăng mạnh hơn 24 điểm 4 phiên đầu năm, chuỗi tăng tới 6 phiên.

Chứng khoán TPS nhận định, VN-Index nối dài đà tăng, tiến sâu vào vùng đỉnh tháng 10/2023, 1.150-1.160 điểm. Đây là vùng kháng cự quan trọng, chỉ số cần vượt qua vùng này để tăng điểm dài hơn.

Theo chứng khoán VCBS, VN-Index có tuần giao dịch đầu năm sôi động. Mặc dù vậy, góc nhìn kỹ thuật vẫn còn xác suất thị trường sẽ đón nhận phiên điều chỉnh với biên độ rộng trong ngắn hạn. Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị nên giữ tâm lý thận trọng, chỉ mua thêm khi thị trường có tín hiệu rõ ràng, vượt vùng kháng cự ngưỡng 1.150-1.160 điểm hoặc giải ngân các cổ phiếu diễn biến tốt. Các nhóm ngành có thể cân nhắc là chứng khoán, phân đạm và bất động sản.

Đồng quan điểm, chứng khoán SHS khuyến nghị, thị trường có thể gặp rung lắc trong tuần này. Tuy nhiên, SHS kỳ vọng VN-Index sẽ sớm vượt qua ngưỡng cản này để tiến tới kỳ vọng trung hạn.

Loạt biến động lãnh đạo tại VinFast (VFS)

Hội đồng quản trị (HĐQT) VinFast mới đây đã sắp xếp lại vai trò của các thành viên lãnh đạo để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tới.

Ông Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC, HOSE) sẽ chuyển từ vai trò Chủ tịch HĐQT VinFast sang vị trí Tổng Giám đốc, thay cho bà Lê Thị Thu Thủy. Ngoài ra, ông cũng tiếp quản vị trí Giám đốc Điều hành.

Chứng khoán tuần 8-14/1: Thị trường tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ "rung lắc"- Ảnh 2.

Loạt biến động lãnh đạo tại VinFast (VFS) - Ảnh: ST

Với ví trị Tổng Giám đốc VinFast, ông Phạm Nhật Vượng sẽ trực tiếp quản lý các hoạt động vận hành, bao gồm sản xuất toàn cầu, bán hàng và chiến lược thị trường.

Bà Lê Thị Thu Thủy sẽ chuyển sang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT. Bà Nguyễn Thị Lan Anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Tài chính, thay thế ông David Mansfield.

Chứng khoán VPS có thị phần môi giới lớn nhất 2023

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), dẫn đầu vẫn là Chứng khoán VPS, tăng 1,68%, nối tiếp là Chứng khoán SSI, tăng 0,6% và Chứng khoán VNDirect giảm 0,87% so với năm trước.

Tổng giá trị giao dịch môi giới top 10 công ty chứng khoán chiếm gần 70% thị phần toàn thị trường.

Chứng khoán tuần 8-14/1: Thị trường tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ "rung lắc"- Ảnh 3.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất 2023 (Nguồn: HOSE)

Hoàng Anh Gia Lai gấp rút bán tài sản

HĐQT Công ty Cổ phần (CTCP) Hoàng Anh Gia Lai (HAG, HOSE) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của công ty tại Công ty CP BAPI Hoàng Anh Gia Lai.

Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) bán thêm 2,75 triệu cổ phiếu BAPI. Nếu giao dịch thành công, BAPI sẽ không còn là công ty liên kết của HAG.

Trước đó, HAGL đã bán cổ phần tại Bệnh viện Đại học Y Dược – HAGL để trả nợ gốc trái phiếu, khách sạn HAGL,...

Thêm cổ phiếu "họ FLC" đối diện nguy cơ hủy niêm yết

Theo sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu KLF (CTCP Đầu tư Thương mại và xuất nhập khẩu CFS, HNX) có khả năng bị hủy niêm yết. Lý do bởi tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ công bố thông tin. HNX đề nghị công ty có văn bản phản hồi trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày 4/1.

Trước đó, công ty từng bị xử phạt hành chính chứng khoán gần 250 triệu do không công bố báo cáo tài chính và công bố thông tin sai lệch.

"Họ FLC" đến nay đã có 5 mã cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc: FLC, ROS, HAI, AMD, GAB.

Lịch trả cổ tức tuần này

Theo thống kê, có 16 doanh nghiệp thông báo trả cổ tức, trong đó, 14 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 1 doanh nghiệp bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp thực hiện quyền mua cổ phiếu.

Tỷ lệ trả cao nhất là 47,9%, thấp nhất là 2,9%.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VBB, UPCOM) thực hiện quyền trả cổ tức bằng hình thức mua cổ phiếu với tỷ lệ 21%, ngày chốt giao dịch không hưởng quyền là 8/1.

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB, HNX) thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 7,5%, ngày chốt giao dịch không hưởng quyền là 12/1.

Lịch trả cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp từ 8/1 đến 14/1

* GDKHQ: Giao dịch không hưởng quyền - là ngày giao dịch mà người mua không được hưởng quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông...). Mục đích là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.

SànNgày GDKHQNgày THTỷ lệ
DNHUPCOM8/126/44%
QTPUPCOM8/131/17,5%
BSHUPCOM8/122/110%
VLBUPCOM9/15/210%
STD
10/130/15%
QNSUPCOM10/124/110%
CMDUPCOM11/125/120%
AVCUPCOM11/115/547,9%
KDCHOSE11/122/110%
EMEUPCOM11/122/17%
GE2
11/115/516%
HNDUPCOM11/126/45,5%
DHPHNX12/126/15%
NAVHOSE12/125/17%

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn