Những sự thật khi cho trẻ ngủ chung với ông bà nhiều cha mẹ chưa biết

Hải Đường (theo Sina)
03/05/2020 - 14:22
Những sự thật khi cho trẻ ngủ chung với ông bà nhiều cha mẹ chưa biết
Việc để trẻ ngủ chung với người già có những hạn chế nhất định.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các bậc cha mẹ đều bận rộn nên có ít thời gian dành cho con cái. Chính vì thế họ thường nhờ ông bà chăm trẻ giúp, thậm chí thường xuyên để con ngủ chung với ông bà vào buổi đêm. 

Vậy việc để trẻ ngủ chung với người già có gây ảnh hưởng đến con hay không? Sau đây là những hạn chế khi cho trẻ nhỏ ngủ chung với ông bà mà cha mẹ cần biết:

1. Người già thường xuyên đi tiểu đêm, có thể ảnh hưởng đến trẻ

Những sự thật khi cho trẻ ngủ chung với ông bà nhiều cha mẹ chưa biết - Ảnh 1.

Người tuổi cao, chất lượng giấc ngủ tương đối kém hơn người trẻ tuổi. (Ảnh minh họa)

Người tuổi cao, chất lượng giấc ngủ tương đối kém hơn người trẻ tuổi. Chưa nói người già hay đi tiểu đêm, mà một khi đã tỉnh giấc rất khó ngủ lại. Và ngủ còn dễ dàng ngáy ngủ. Với những đặc trưng giấc ngủ của người già ấy, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhỏ.

Lúc người già ngáy ngủ, bản thân họ không hề nghe thấy, cũng không thể ngăn chặn. Nhưng trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, yêu cầu một giấc ngủ phải sâu trong hoàn cảnh yên tĩnh. Chính vì thế, không nên để trẻ ngủ chung với người già.

2. Người già có mùi đặc trưng có thể khiến bé không thoải mái

Người già trên cơ thể sẽ có một loại mùi lạ, gần như có thể ngửi thấy ở mọi người già. Đó không phải mùi hôi, mà là “mùi tuổi già”. Nó là một loại chất hóa học có tên gọi aldehyde. Chính chất này là ngọn nguồn tạo nên mùi đặc trưng của những người già. Ở người trẻ tuổi không thể ngửi thấy được, nhưng vài chục năm nữa, trên người họ cũng sẽ xuất hiện thứ hương này.

Người ta cho rằng, càng lớn tuổi, làn da của con người càng sản sinh ra nhiều axit béo, hàng rào chống oxy hóa tự nhiên trên da bắt đầu suy giảm. Từ đó làm gia tăng hàm lượng terpene aldehyde. Thứ mùi này càng đậm đặc dần theo tuổi tác. Nó phát ra từ trong da, không thể bị mất đi do tắm rửa hoặc thay quần áo, chỉ có thể làm nhạt đi phần nào.

Thứ mùi đặc trưng của người già ấy ít nhiều sẽ khiến trẻ nhỏ thấy không thoải mái, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của con.

3. Trẻ ngủ với ông bà, quan hệ cha mẹ - con cái bị xa cách

Những sự thật khi cho trẻ ngủ chung với ông bà nhiều cha mẹ chưa biết - Ảnh 2.

Người già vì lo lắng cho cháu, sẽ phải tỉnh dậy liên tục để kiểm tra trẻ. (Ảnh minh họa)

Khi một đứa trẻ luôn ngủ cùng với ông bà chúng, ở một mức độ nhất định điều đó cũng ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ và con cái. Nếu trẻ quen ngủ với ông bà, đột ngột phải chuyển sang ngủ cùng bố mẹ, không tránh khỏi đứa trẻ khóc lóc phản kháng. Thậm chí có trẻ còn khóc trong nhiều đêm, nhiều ngày ngủ không yên dẫn tới sinh bệnh.

Trong giai đoạn 1-3 tuổi, cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho trẻ hết mức có thể, hình thành mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nếu không trẻ sẽ không nghe lời cha mẹ, gây khó khăn cho việc dạy bảo và giáo dục trẻ sau này.

Ngoài ra, trẻ nhỏ ngủ thường xoay người, đạp chăn, nghiêng bên nọ ngả bên kia. Người già vì lo lắng cho cháu, sẽ phải tỉnh dậy liên tục để kiểm tra trẻ. Giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ lại, chất lượng giấc ngủ của người già vốn dĩ đã kém lại càng kém hơn. Dần dà dẫn đến suy nhược thần kinh, còn tăng khả năng mắc thêm các bệnh tật khác.

Có thể thấy, cho trẻ nhỏ ngủ cùng người già có những những hạn chế nhất định song không phải nguy hại gì lớn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên ngủ cùng con cái để ông bà được nghỉ ngơi mà mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên gắn bó hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm