1/3 số người sống sót sau mắc COVID-19 được chẩn đoán có vấn đề về tâm thần hoặc não

Nắng Mai
13/04/2021 - 09:00
1/3 số người sống sót sau mắc COVID-19 được chẩn đoán có vấn đề về tâm thần hoặc não
Trong một nghiên cứu mới được thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2020 cho kết quả có khoảng 1/3 người sống sót sau COVID-19 được chẩn đoán mắc phải các vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần trong vòng 6 tháng kể từ khi họ được chẩn đoán Covid-19.

Được biết, tình trạng xảy ra là lo lắng và rối loạn tâm trạng là những chẩn đoán phổ biến nhất.

Kèm theo đó là các tình trạng thần kinh, như đột quỵ và sa sút trí tuệ, ít xảy ra hơn nhưng lại phổ biến hơn ở những người bị COVID-19 nặng.

Các ảnh hưởng tổng thể từ những rối loạn có liên quan đến sức khỏe thần kinh và não bộ đối với người sống sót sau COVID-19, nhiều trong số đó là mãn tính, có thể là đáng kể đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội do quy mô của đại dịch.

1. Chẩn đoán sức khỏe thần kinh hoặc tâm thần là 34%

Thực tế, ngay từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, đã có những lo ngại rằng những người sống sót sau khi mắc bệnh có thể bị tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và tâm thần.

Thời điểm ban đầu, các lo ngại về sức khỏe thần kinh này chỉ dựa trên các kinh nghiệm từ quá khứ đối với các loại virus corona khác trước đó. Tuy nhiên, các trường hợp nghi ngờ có liên quan đến Covid ngay sau đó xuất hiện.

Các bằng chứng ban đầu cho thấy rằng, căn bệnh này có thể gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người.

Trong một nghiên cứu quan sát được thực hiện vào tháng 11 năm 2020, các nhà khoa học tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh cho kết quả rằng, những người sống sót có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm trạng và lo âu cao hơn trong 3 tháng sau khi nhận được chẩn đoán COVID-19.

1/3 số người sống sót sau COVID-19 được chẩn đoán với tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc não - Ảnh 2.

Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng với tỷ lệ chung của các chẩn đoán sức khỏe thần kinh hoặc tâm thần mà người sống sót sau Covid-19 lên tới 34% - Ảnh Internet

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tương tự đã thực hiện sử dụng hồ sơ sức khỏe của hơn 236.000 bệnh nhân ở Mỹ để thực hiện với các ước tính rủi ro phát triển các tình trạng thần kinh và tâm thần trong 6 tháng sau khi chẩn đoán COVID-19.

Đối tượng tham gia nghiên cứu này là những người nhận chẩn đoán mắc COVID-19 từ ngày 20 tháng 1 đến 13 tháng 12 năm 2020.

Sau khi thực hiện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng với tỷ lệ chung của các chẩn đoán sức khỏe thần kinh hoặc tâm thần mà người sống sót sau Covid-19 lên tới 34%.

Trong khi đó, 6 tháng sau khi chẩn đoán mắc Covid-19 của họ thì có tới 13% số người nhận được chẩn đoán đầu tiên về một tình trạng thần kinh hoặc tâm thần.

Các chẩn đoán phổ biến nhất được biết:

- Rối loạn lo âu xuất hiện ở 17% trong số tất cả mọi người tham gia.

- Rối loạn tâm trạng chiến 14%.

- Rối loạn lạm dụng chất có 7%.

- Tình trạng bệnh nhân bị mất ngủ có 5%.

Tỷ lệ rối loạn thần kinh xảy ra thấp hơn - 2,1% tất cả những người tham gia trải qua đột quỵ do thiếu máu cục bộ, 0,7% phát triển chứng mất trí nhớ và 0,6% phát triển xuất huyết não.

2. Liên kết với mức độ nghiêm trọng của bệnh

Nghiên cứu cho kết quả rằng những người trải qua COVID-19 nghiêm trọng hơn có nguy cơ cao hơn về sức khỏe tâm thần và các chẩn đoán thần kinh.

Những người tham gia nghiên cứu đã trải qua cơn mê sảng, đây là trạng thái đột ngột nhầm lẫn, hoặc bệnh não, hoặc hiểu đơn giản hơn là bệnh hoặc tổn thương não, trong thời gian mắc bệnh của họ có nguy cơ tổng thể cao nhất chiếm đến 62% trong 6 tháng sau đó.

Giáo sư Paul Harrison, tác giả chính của nghiên cứu về vấn đề sống sót sau COVID-19 thì ông cho biết rằng kết quả xác nhận tỷ lệ chẩn đoán sức khỏe tâm thần cao.

1/3 số người sống sót sau COVID-19 được chẩn đoán với tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc não - Ảnh 3.

Mặc dù rủi ro cá nhân đối với hầu hết các rối loạn là nhỏ, nhưng ảnh hưởng trên toàn bộ dân số có thể là đáng kể đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội - Ảnh Internet

Ngoài ra, GS. Paul Harrison còn nhấn mạnh thêm trong khi tỷ lệ mắc các rối loạn thần kinh thấp hơn nhiều so với các tình trạng sức khỏe tâm thần, nguy cơ này vẫn đáng kể, đặc biệt là ở những người bị COVID-19 nặng. Việc cung cấp nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc chính là cần thiết.

Ông nói thêm: "Mặc dù rủi ro cá nhân đối với hầu hết các rối loạn là nhỏ, nhưng ảnh hưởng trên toàn bộ dân số có thể là đáng kể đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội do quy mô của đại dịch và  nhiều bệnh trong số này là mãn tính."

3. So sánh nhiễm trùng đường hô hấp

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hồ sơ sức khỏe của 236.379 người bị chẩn đoán COVID-19 trong cơ sở dữ liệu TriNetX (2).

Sau khi so sánh kết quả của nhóm này với 105.579 người bị cúm và 236.038 người bị nhiễm trùng đường hô hấp được chẩn đoán từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020. Hai nhóm sau đóng vai trò là đối chứng với nhau.

Để giải thích các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, nhóm nghiên cứu đã đối chiếu những người trong mỗi nhóm về các đặc điểm như tuổi, giới tính, dân tộc và các tình trạng sức khỏe hiện tại khác.

Kết quả nghiên cứu:

- Tỷ lệ chẩn đoán tình trạng sức khỏe thần kinh hoặc tâm thần sau COVID-19 cao hơn 44% so với sau khi bị cúm.

- Tỷ lệ này sau COVID-19 cao hơn 16% so với sau một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Tuy nhiên, trong khi đó cũng không xuất hiện bằng chứng rõ ràng về việc chẩn đoán Parkinsonism hoặc hội chứng Guillain-Barré sau COVID-19 nhiều hơn sau khi bị cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

1/3 số người sống sót sau COVID-19 được chẩn đoán với tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc não - Ảnh 4.

Đến nay vẫn chưa thể đưa ra đánh giá chính xác về ảnh hưởng của sức khoẻ tâm thần sau COVID-19 ảnh hưởng như thế nào vì có nhiều dữ liệu ảnh hưởng tới kết quả của nghiên cứu - Ảnh Internet

Người thực hiện nghiên cứu này là Tiến sĩ Maxime Taquet, cho biết thêm: "Bây giờ chúng ta cần xem điều gì sẽ xảy ra sau 6 tháng.

"Nghiên cứu không thể tiết lộ các cơ chế liên quan nhưng chỉ ra nhu cầu nghiên cứu khẩn cấp để xác định những điều này, nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị chúng.".

Tiến sĩ Musa Sami, phó giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Đại học Nottingham, Anh, đây là người không tham gia thực hiện vào nghiên cứu cũng đồng ý rằng nguyên nhân của việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và tâm thần là không rõ ràng.

Ông nói với Trung tâm Truyền thông Khoa học , ở London:

"Những gì chúng tôi chưa hiểu đầy đủ vào lúc này là cơ chế mà COVID-19 gây ra tác động này - căng thẳng tâm lý, thời gian nằm viện lâu hơn và bản thân các đặc điểm của bệnh có thể đóng một vai trò nào đó".

4. Rủi ro có đang bị đánh giá thấp?

Thực tế, các tác giả của nghiên cứu cũng thừa nhận rằng việc thực hiện các nghiên cứu giống như đang thực hiện dựa trên hồ sơ sức khỏe điện tử, có một số điểm yếu cố hữu.

Tình trạng xảy ra như hồ sơ có thể không đầy đủ, các chẩn đoán không được xác thực và không có đủ thông tin về lối sống và tình trạng kinh tế xã hội của những người tham gia cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của nghiên cứu thực hiện.

Ngoài ra, các tác giả lưu ý rằng bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là theo mùa, vì vậy hầu hết xảy ra sớm hơn vào năm 2020 so với các trường hợp nhiễm COVID-19.

Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá thấp các rủi ro bổ sung, vì phần lớn các ca nhiễm COVID-19 xảy ra khi việc tiếp cận với các dịch vụ y tế thông thường bị hạn chế bởi đại dịch diễn ra trên toàn cầu.

Chưa kể một số người trong nhóm đối chứng có thể đã mắc bệnh COVID-19 nhưng chưa được chẩn đoán, vì vậy điều này cũng dẫn đến việc đánh giá thấp các rủi ro bổ sung đối với tình trạng sức khỏe thần kinh sau COVID-19.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/covid-19-1-in-3-diagnosed-with-brain-or-mental-health-condition#Respiratory-infection-comparison

2. https://trinetx.com/#covid


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm