pnvnonline@phunuvietnam.vn
10 dấu hiệu nhận biết và những người “nằm trong tầm ngắm” của ung thư vú
Ung thư vú là sự tăng trưởng bất thường, mất kiểm soát của các tế bào trong một hoặc cả hai vú. Những tế bào đó có thể lan ra ngoài ngực và khi đó được gọi là di căn. Có nhiều loại ung thư vú khác nhau và có thể được phân biệt dựa trên vị trí xuất phát tế bào ung thư hay gen hoặc hormone của ung thư. Chúng cũng phát triển và lan rộng với tốc độ khác nhau.
Phải công nhận rằng, ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 2 triệu người mắc mới và hơn 600.000 người tử vong do căn bệnh này (năm 2020 là 685.000 người). Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020 có 21.555 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ gần 25,8% tổng số ca ung thư.
Phát biểu tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên Huế lần thứ 11 (8/2023) GS.TS Trần Văn Thuấn, khẳng định ung thư vú là bệnh phổ biến hàng đầu ở nữ giới. Tỷ lệ mắc mới chuẩn hóa theo tuổi khu vực Đông Nam Á là 41.2/100.000 phụ nữ và tử vong là 15/100.000 phụ nữ. Con số này ở Việt Nam lần lượt là 34.2/100.000 nữ giới và 13.8/100.000 phụ nữ.
10 dấu hiệu nhận biết ung thư vú ai cũng nên "thuộc nằm lòng"
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, ung thư vú là bệnh có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Nghiên cứu ở các nước châu Á đã chỉ ra tỷ lệ sống thêm 5 năm trong khoảng từ 56,5% - 86,7%.
Ở nước ta, bệnh nhân ung thư vú nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống thêm 5 năm có thể lên đến 90%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, đừng bỏ qua 10 dấu hiệu nhận biết ung thư vú phổ biến nhất sau đây:
- Xuất hiện khối u/cục rắn ở vú, thường gặp ở một bên vú.
- Nổi hạch rõ ràng hoặc có khối u/cục rắn ở vùng nách.
- Đau, tức vú bất thường.
- Quầng vú dày lên, kích thước vú tăng nhiều nhưng không đồng đều (thường to lên ở một bên).
- Hình dáng của vú thay đổi một cách bất thường.
- Các bất thường ở vùng da vú: lúm đồng tiền, mẩn đỏ, rỗ hoặc ngứa, bong tróc…
- Tiết dịch bất thường, thậm chí là máu từ núm vú.
- Núm vú thay đổi hình dạng, sưng to hoặc đột nhiên bằng phẳng, lõm xuống, hoặc bị đau hay ngứa nhiều.
- Vú mềm đi, cảm giác ấm nóng hơn.
- Vú giảm kích thước nhiều mà không liên quan tới giảm cân hay tuổi tác, sinh nở.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là không phải ai cũng chú ý đến chăm sóc, tự kiểm tra vú để nhận ra những thay đổi từ nhỏ đến lớn kể trên. Thậm chí, ngay cả khi nhận thấy một hoặc một vài dấu hiệu ung thư vú, nó rất dễ bị xem nhẹ hoặc nhầm lẫn với bệnh vặt, bệnh da liễu thông thường. Bên cạnh việc chủ quan không tự kiểm tra vú hay khám sức khỏe định kỳ, thì khi có bất thường ở vú không ít người vì xấu hổ mà dẫn tới chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Nhất là với chị em phụ nữ trẻ tuổi chưa lập gia đình và "cánh mày râu".
Những người "nằm trong tầm ngắm" của ung thư vú
Mặc dù nhận thức về bệnh ung thư vú không ngừng được cải thiện theo từng năm, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa nhìn nhận đúng đắn về căn bệnh này. Ví dụ như cho rằng ung thư vú chỉ xảy ra ở phụ nữ, hay chủ quan còn trẻ thì khó mắc bệnh, phụ nữ ngực nhỏ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn…
Đó là lý do mà rất nhiều các cơ quan, tổ chức, dự án… ra đời với hy vọng nâng cao ý thức phòng tránh, nhận biết và điều trị ung thư vú hiệu quả hơn. Chiến dịch Gây Quỹ Nơ Hồng của Laurier (Thương hiệu băng vệ sinh hàng đầu Châu Á) kết hợp cùng MegRhythm (Thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu Nhật Bản) cũng được hình thành, kéo dài qua nhiều năm dựa trên lý tưởng đó. Đặc biệt là với những bệnh nhân đang chống chọi với bệnh ung thư vú hoặc có nhiều nguy cơ mắc ung thư vú.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ mắc ung thư vú là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh về không thể thay đổi bao gồm: giới tính (nữ dễ mắc hơn nam), tuổi tác (càng lớn tuổi càng dễ mắc), di truyền, nhiễm phóng xạ… và các yếu tố có thể thay đổi thì thường liên quan tới lối sống.
Theo WHO, nữ giới chiếm đa số ca mắc bệnh ung thư vú. Tỷ lệ ung thư vú ở nam giới là khoảng 0,5 - 1%. Bên cạnh tiền sử gia đình từng mắc ung thư (nhất là ung thư vú, ung thư buồng trứng) thì một số đột biến gen mang tính di truyền cũng có thể gây bệnh, nổi trội nhất là đột biến ở gen BRCA1, BRCA2 và PALB-2.
Ngoài ra, có 9 nhóm người "nằm trong tầm ngắm", tức là có nguy cơ mắc ung thư vú cao không kém. Bao gồm:
- Người thừa cân, béo phì.
- Người uống nhiều rượu bia.
- Người hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào, xì gà…).
- Những người lười vận động, ngồi lâu một chỗ nhiều giờ mỗi ngày.
- Người tiếp xúc nhiều với bức xạ (có trong các thiết bị điện tử).
- Chế độ ăn uống kém, thiếu hụt một số vitamin (nhất là vitamin D).
- Phụ nữ có kinh sớm và/hoặc mãn kinh muộn.
- Phụ nữ hiếm muộn.
- Lạm dụng thuốc/thực phẩm có chứa hormone hoặc các liệu pháp hormone. Từng điều trị xạ trị.
Để cùng tìm hiểu, giao lưu thêm về chăm sóc sức khỏe, cách nhận biết và phòng chống ung thư vú, bạn có thể tham gia workshop Gây Quỹ Nơ hồng ngày 1/10/2023 tại TP. HCM hoặc tham khảo tại https://www.facebook.com/LaurierVietnam?mibextid=LQQJ4d.