12 đặc điểm của người quá yêu bản thân, coi mình là trên hết

BẢO ANH.
08/09/2022 - 11:42
12 đặc điểm của người quá yêu bản thân, coi mình là trên hết
Người tự luyến (ái kỷ) có đặc trưng phổ biến là tự cao, nhu cầu phải được nịnh nọt, và thiếu sự đồng cảm với người khác. Đó là người tin rằng họ tốt hơn tất cả những người khác.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang đối mặt với một người ái kỷ, quá yêu bản thân:

1. Đặt sự vượt trội, quyền lợi lên hàng đầu

Sự vượt trội là dấu hiệu số 1 của người tự luyến, điều này khác với sự tự tin đơn thuần. Thế giới của người họ tất cả là về tốt-xấu, cao cấp-thấp kém, đúng-sai. Họ luôn có một hệ thống thứ bậc nhất định và bản thân ở trên cùng. Người ái kỷ coi mình là người giỏi nhất, đúng đắn nhất và có năng lực nhất; làm mọi thứ theo cách của bản thân; sở hữu mọi thứ và kiểm soát tất cả mọi người.

Những người này cũng có thể có được cảm giác tuyệt vời khi biến mình trở thành nạn nhân, người đáng thương nhất. Sau đó, họ cảm thấy có quyền nhận được sự quan tâm, xoa dịu và đền đáp, thậm chí có quyền làm tổn thương bạn.

2. Thích sự chú ý và cần cảm giác được xác nhận

Một đặc điểm cốt lõi khác của người ái kỷ là nhu cầu thường xuyên được chú ý và xác nhận. Họ luôn cố gắng lôi kéo sự khen ngợi và tán thành từ người khác để củng cố cái tôi mong manh của mình. Nhưng cho dù họ được khen ngợi hay tán thành bao nhiêu đi nữa, họ vẫn luôn muốn nhiều hơn thế. Sâu thẳm trong họ không tin rằng bất cứ ai yêu thương mình thật lòng. Luôn tự huyễn, khoe khoang nhưng những người tự ái thực sự rất bất an và hay sợ hãi.

3. Theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo

Một người tự luyến có nhu cầu cực kỳ cao về việc mọi thứ phải hoàn hảo. Họ tin rằng họ nên hoàn hảo, bạn nên hoàn hảo, các sự kiện nên xảy ra chính xác như mong đợi và cuộc sống sẽ diễn ra chính xác như những gì họ hình dung. Đây là điều bất khả thi và chính nó khiến những người tự luyến thường xuyên phàn nàn và không hài lòng.

4. Cần kiểm soát rất nhiều

Vì những người quá yêu bản thân luôn thất vọng với những điều không hoàn hảo nên họ muốn càng nắm nhiều quyền kiểm soát càng tốt. Cảm giác này khiến họ yên tâm rằng có thể điều hướng mọi thứ theo ý mình.

5. Thiếu trách nhiệm

Một trong những dấu hiệu rõ ràng của người ái kỷ chính là thiếu trách nhiệm, đổ lỗi. Họ muốn kiểm soát nhưng lại không bao giờ muốn chịu trách nhiệm về kết quả. Khi mọi thứ không theo kế hoạch của họ hoặc cảm thấy bị chỉ trích, họ sẽ đổ mọi lỗi và trách nhiệm lên người khác để duy trì vẻ hoàn hảo cho mình. Không cần biết điều gì, đó luôn phải là lỗi của người khác.

6. Thiếu sự đồng cảm

Người ái kỷ có rất ít khả năng đồng cảm với người khác. Họ có xu hướng ích kỷ, không thể hiểu những gì người khác đang cảm thấy. Họ chỉ muốn người khác cũng nghĩ và cảm thấy giống như họ, hiếm khi thấy tội lỗi hay hối hận. Những người này luôn nghĩ rằng bạn gây ra cảm xúc của họ, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Sự thiếu đồng cảm này khiến việc kết nối tình cảm thực sự với người ái kỷ càng trở nên khó khăn hoặc không thể.

7. Với họ, hoặc là tốt, hoặc là xấu

Tính cách của người ái kỷ được chia thành phần tốt và phần xấu. Trong các mối quan hệ, họ cũng chia mọi thứ thành tốt và xấu. Bất kỳ suy nghĩ hoặc hành vi tiêu cực nào đều bị đổ lỗi cho bạn hoặc người khác và những điều tích cực, tốt đẹp là của họ. Họ phủ nhận những lời nói và hành động tiêu cực của mình trong khi liên tục buộc tội bạn

Những người theo chủ nghĩa ái kỷ không thể nhìn, cảm nhận hoặc ghi nhớ cả mặt tích cực và tiêu cực trong một tình huống. Họ chỉ có thể giải quyết một quan điểm tại một thời điểm.

8. Sợ bị từ chối và chế giễu

Toàn bộ cuộc sống của người tự ái được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi được chôn vùi và kìm nén rất sâu. Họ rất sợ bị chế giễu, bị từ chối hoặc bị sai. Họ sợ một ngày mình mất tất cả tiền bạc, bị tấn công về tinh thần hoặc thể chất, bị đánh giá thấp hoặc bị bỏ rơi.

Suy nghĩ này khiến họ khó hoặc không thể tin tưởng bất kỳ ai khác. Trên thực tế, mối quan hệ giữa bạn và họ càng trở nên thân thiết, họ sẽ càng ít tin tưởng bạn. Họ sợ càng gần gũi bạn sẽ càng nhìn thấy sự không hoàn hảo của họ và đánh giá điều đó hoặc từ chối họ. Những người theo chủ nghĩa ái kỷ dường như không bao giờ tin tưởng vào tình yêu của người khác.

9. Dễ lo lắng và chuốc lên người thân

Lo lắng là một cảm giác mơ hồ liên tục về điều gì đó tồi tệ đang hoặc sắp xảy ra. Một số người ái kỷ thể hiện sự lo lắng thông qua việc liên tục nói về sự diệt vong, số khác tìm cách che giấu và kìm nén sự lo lắng trong lòng. Tuy nhiên, đa phần những người ái kỷ đều chuốc sự lo lắng lên những người thân yêu nhất, gắn mác tiêu cực, ích kỷ khi không đáp ứng nhu cầu của họ. Người khác càng xuống tinh thần, người tự luyến lại càng thấy tốt. Họ cảm thấy mạnh mẽ hơn và vượt trội hơn khi bạn cảm thấy lo lắng và trầm cảm.

10. Che giấu sự xấu hổ

Những người tự luyến không cảm thấy tội lỗi vì họ nghĩ rằng họ luôn đúng, không cho rằng hành vi của mình thực sự ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nhưng những người này thường rất xấu hổ khi bị từ chối, dễ cảm thấy bất an, luôn phải đề phòng để che giấu mọi người. Họ không muốn để cho bất kỳ ai thấy hay biết về cảm xúc đó của mình.

11. Không dễ bị tổn thương

Vì họ không thể hiểu được cảm xúc, thiếu sự đồng cảm và nhu cầu tự bảo vệ thường xuyên nên không thể thực sự yêu hoặc kết nối tình cảm với người khác. Họ không thể nhìn thế giới từ góc độ của bất kỳ ai và điều này khiến họ thấy thiếu thốn tình cảm. Khi một mối quan hệ không còn thỏa mãn, họ thường bước vào những mối quan hệ phức tạp hoặc bắt đầu một mối quan hệ mới càng sớm càng tốt. Họ rất muốn ai đó cảm nhận được nỗi đau của họ, thông cảm với họ và làm cho mọi thứ diễn ra như ý họ muốn.

12. Không có khả năng giao tiếp hoặc làm việc theo nhóm

Người tự ái không có khả năng hoặc động lực để nghĩ về cảm xúc của người khác. Họ sẽ không bao giờ đặt ra những câu hỏi như người khác cảm thấy thế nào, liệu hành động của mình có mang lại lợi ích cho cả nhóm, hành động kia liệu có ảnh hưởng đến mối quan hệ không… Đó là lý do họ không thể giao tiếp hoặc làm việc theo nhóm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm