1,7 triệu phụ nữ được truyền thông về an toàn thực phẩm

Trần Lê
13/12/2019 - 13:27
1,7 triệu phụ nữ được truyền thông về an toàn thực phẩm

1,7 triệu phụ nữ được truyền thông về an toàn thực phẩm

Sáng 13/12, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đánh giá, sơ kết về công tác an toàn thực phẩm năm 2019. Một trong những kết quả các cấp Hội đã đạt được trong năm qua là hoạt động truyền thông trực tiếp về an toàn thực phẩm tại cộng đồng. Chiến dịch này của các cấp Hội đã thu hút được 1,7 triệu phụ nữ tham gia.

Thực hiện chủ đề năm 2019 An toàn cho phụ nữ và trẻ em của Hội LHPN Việt Nam, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã được triển khai sâu, rộng  tất cả các ban của TƯ Hội, trong các cấp Hội và đạt được kết quả trong công tác truyền thông về an toàn thực phẩm; trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; công tác kiểm tra, giám sát.

Tại Hội nghị đánh giá, sơ kết về công tác an toàn thực phẩm năm 2019 và đề xuất nhiệm vụ năm 2020, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình Xã hội đã tóm tắt những kết quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2019.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình Xã hội đã tóm tắt những kết quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2019.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình Xã hội đã tóm tắt những kết quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2019

Cụ thể:

Trong công tác truyền thông về an toàn thực phẩm:

Hội LHPN các cấp đã chủ động, phối hợp với ngành chức năng triển khai công tác truyền thông an toàn thực phẩm đến cơ sở Hội và người dân, cộng đồng bằng nhiều hình thức phong phú; tổ chức các hộ nghị truyền thông, hội thu, tọa đàm sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt chi, tổ Hội, thăm quan mô hình, phát hành tờ rơi, tờ gấp, treo băng rôn, khẩu hiệu truyền thông, viết tin bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, trang web… Các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng của các cấp Hội đã thu hút được 1,7 triệu phụ nữ tham gia.

Các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng của các cấp Hội đã thu hút được 1.7 triệu phụ nữ tham gia.

Các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng của các cấp Hội đã thu hút 1,7 triệu phụ nữ tham gia

Trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

Hội thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác tham gia hội chợ giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp; quan tâm khai thác nguồn lực từ các chương trình dự án nước ngoài, tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật áp dụng sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn.

Đồng thời, các cấp Hội tiếp tục xây dựng các mô hình phụ nữ cam kết, thực hiện sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ kết nối các địa chỉ xanh, nông sản sạch trên địa bàn.

Nhiều mô hình hiệu quả về thực hiện an toàn thực phẩm được các cấp Hội phụ nữ duy trì và nhân rộng như: Chi hội phụ nữ tự quản về an toàn thực phẩm; Tổ phụ nữ cung cấp dịch vụ nấu cỗ an toàn; mô hình trồng cây ăn quả sạch; Chuỗi cửa hàng cung ứng thịt lợn sạch organic…

Nâng cao nhận thức của phụ nữ về an toàn thực phẩm sự hợp tác, tham gia của nhiều cơ quan cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm sự hợp tác, tham gia của nhiều cơ quan cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng

Về công tác kiểm tra, giám sát

TƯ Hội đã tổ chức 4 đoàn giám sát việc thưc hiện pháp luật về an toàn thực phẩm tại 4 tỉnh: Bắc Ninh, Sơn La, Cà Mau, Tây Ninh, phát hiện nhiều vấn đề và có kiến nghị gửi tới các cấp liên quan, để hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm bài bản hơn.

Liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, tại Hội nghị, bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Chính sách - Luật pháp cũng chia sẻ thêm về Mô hình tổ vận động phụ nữ giám sát an toàn thực phẩm, tăng cường hoạt động giám sát từ cộng đồng, với mục đích chia sẻ, vận động, tập huấn kiến thức để chị em thực hành đúng các quy định về an toàn thực phẩm.

Tuy vậy, bên cạnh kết quả đã đạt được và thuận lợi, các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm vẫn còn có những khó khăn như: các cấp Hội chưa có hình thức hiệu quả để tiếp cận, tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm đối với một số nhóm cá nhân/cơ sở bán lẻ thực phẩm tại các chợ cóc, chợ đầu mối; tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề lo ngại của người dân; việc an toàn thực phẩm cần được thực hiện từ nhiều khâu, đòi hỏi phải tiếp tục tuyên truyền, vận động lâu dài.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm