18 điều lao động nên biết để bảo vệ mình

01/05/2016 - 22:20
Đây là những vấn đề thiết thân đối với người lao động từ thử việc, giao kết hợp đồng, lương, bảo hiểm, kỷ luật đến chấm dứt hợp đồng lao động và cả khởi kiện ra tòa án.
 
 
 
 
 
 
  1. Thời gian thử việc tối đa

- 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.

- 30 ngày đối với trình độ trung cấp.

- 6 ngày đối với các công việc khác.

Lưu ý:

- Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.

- Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.

  1. Lương thử việc

- Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức. Ví dụ: lương chính thức 10 triệu đồng thì lương thử việc ít nhất là 8,5 triệu đồng.

  1. Thời hạn báo kết quả thử việc

Trước khi kết thúc thử việc 3 ngày, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động về kết quả thử việc.

- Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.

- Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

Trường hợp vi phạm bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động.

Ảnh minh họa
  1. Lương chính thức

Mức lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là:

Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng.

Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng.

Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng.

Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.

Trả lương thấp hơn mức này bị phạt tiền từ 20 đến 75 triệu đồng.

    5. Hồ sơ văn bằng, giấy tờ

Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Vi phạm bị phạt từ 20 đến 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.

     6. Không được yêu cầu nộp tiền để ký hợp đồng

Người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động nộp tiền mới được ký kết hợp đồng lao động.

Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động. 

  1. Làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ nếu là:

- Ngày thườ% lương.

- Ngày nghỉ hàng tuầ% lương.

- Ngày lễ, Tế% lương. 

  1. Làm thêm ban đêm

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:

- Ngày thườ% lương.

- Ngày nghỉ hàng tuầ% lương.

- Ngày lễ, Tế% lương.

Trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng. 

  1. Ngày nghỉ

1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép. Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương. 

  1. Chậm trả lương

Trả lương chậm trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng. 

  1. Kỷ luật lao động

Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động. Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động. 

  1. Trốn đóng bảo hiểm

Từ 01/7/2016, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động có thể sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, trường hợp đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng. 

  1. Không nhận lại người lao động

Người sử dụng lao động phải nhận lại người tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia nghĩa vụ quân sự bị phạt đến 7 triệu.

Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 7 triệu đồng:

- Tham gia nghĩa vụ quân sự.

- Bị tạm giam, tạm giữ.

- Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Lao động nữ mang thai.

- Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận. 

  1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

Nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương. 

  1. Sa thải lao động

Từ 01/7/2016, sa thải người lao động có thể bị phạt tù. Theo đó, trong trường hợp họ không bị xử lý kỷ luật về các hành vi:

- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy ở nơi làm việc.

- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.

- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

- Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật.

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

- Vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Nếu việc sa thải làm cho người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn thì phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Nếu việc sa thải vi phạm đối với 02 người hoặc phụ nữ mà biết là có thai, người nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc người bị sa thải tự sát thì phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 

 Ảnh minh họa
  1. Vi phạm chế độ đối với lao động nữ

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. 

  1. Thẩm quyền yêu cầu xử lý vi phạm lao động

Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động. 

  1. Án phí khi khởi kiện
Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án. Theo đó, người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn toàn bộ án phí, lệ phí tại Tòa án.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm