pnvnonline@phunuvietnam.vn
2 động tác dễ gây tắc nghẽn mạch máu, đột tử
Giáo sư Thẩm Nhạn Anh, chuyên gia từ Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Trung Quốc cảnh báo, để tránh đột tử, tắc nghẽn mạch máu thì tuyệt đối tránh 2 hành động này.
1. Hành động bẻ, lắc cổ
Giáo sư Thẩm Nhạn Anh cho rằng, hiện nay, nhiều người ngồi trước máy tính nhiều, lái xe, đọc sách, xem tivi, làm việc không đúng tư thế khiến cơ thể cảm thấy đau mỏi phần cổ, họ thường có thói quen bẻ, lắc cổ, tạo ra âm thanh kêu răng rắc và cảm thấy thoải mái hơn.
Hành động bẻ lắc cổ ảnh hưởng lớn đến mạch máu, gây tắc nghẽn mạch máu (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây chứng minh rằng việc bẻ, lắc cổ không khiến cho bạn bớt nhức mỏi mà có thể làm tăng nguy cơ gây đột quỵ.
Cột sống cổ bị tổn thương, thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng hơn: Nếu như bạn thường xuyên bẻ cổ sẽ gây nên những tổn thương cho vùng xương khớp dẫn đến các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, viêm cột sống… nặng hơn là thoát vị đĩa đệm.
Tụ máu: Khi bạn bẻ cổ sẽ gây ra tác động vật lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến thành mạch máu, có thể làm tách thành mạch máu, hình thành máu đông rất nguy hiểm.
Lệch xương: Hành động lắc cổ tạo ra lực mạnh sẽ ảnh hưởng đến đốt xương sống, khiến các đốt xương có thể bị lệch, gây ra những triệu chứng như thiếu máu não, đau đầu, chóng mặt.
Đột quỵ: Trường hợp đột quỵ do bẻ khớp cổ gây ra có thể ít gặp nhưng không phải là không có. Nếu bạn bẻ khớp cổ quá mạnh có thể làm rách động mạch, làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Khi có cảm giác khó chịu ở cổ, cách đúng là: Từ từ nghiêng đầu về phía trước, phía sau, trái và phải, sau đó từ từ quay đầu, đầu tiên theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ.
Lưy ý, những người tuổi cao không được lắc đầu, ngoáy cổ, đề phòng tai nạn nghiêm trọng.
2. Ngồi lâu và đứng dậy đột ngột
Giáo sư Thẩm Nhạn Anh đã đưa ra một dẫn chứng cụ thể, một người đàn ông ở Trung Sơn, Quảng Châu (Trung Quốc) ngồi chơi mạt chược rất lâu, hậu quả là khi đứng dậy, lưng anh ta đột nhiên đau dữ dội, uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng.
Sau đó, người đàn ông đến bệnh viện khám, chụp CT cho thấy phần thân của động mạch chủ, một mạch máu lớn nối với tim đã bị vỡ và vết rách tương đối lớn. Theo bác sĩ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Không ngoa khi nói “ngồi lâu là một loại bệnh, nếu không chú ý sẽ chết”.
Đột ngột đứng dậy khi ngồi lâu, rất dễ bị chóng mặt, tăng huyết áp. (Ảnh minh họa)
Đứng dậy đột ngột khi ngồi lâu là một “sát thủ” nguy hiểm:
Gây huyết khối và tắc mạch: Ngồi và đứng cùng một tư thế trong thời gian dài, các hoạt động co cơ của chi dưới bị giảm sút tương đối. Kết quả là tốc độ chảy của các mạch máu trong cơ thể bị chậm lại và độ nhớt của máu tăng lên, tạo điều kiện hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Nếu lúc này cử động đột ngột như đứng dậy đột ngột, vung tay nhiều… rất dễ tác động đến huyết khối, khiến cục huyết khối rơi ra và gây tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy và các triệu chứng khác ở các bộ phận tương ứng.
Nghiêm trọng hơn, nếu cục máu đông di chuyển đến phổi có thể gây tắc động mạch phổi và gây thuyên tắc phổi. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tính mạng trong thời gian ngắn.
Huyết áp dao động, đánh trống ngực, nhức đầu, ngất, đột quỵ: Thay đổi tư thế đột ngột sau một thời gian dài ở cùng một vị trí dễ khiến huyết áp dao động. "Hạ huyết áp thế đứng" (là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm) xảy ra, khiến lượng máu cung cấp cho các cơ quan như tim và não không đủ, và trong trường hợp nghiêm trọng xuất hiện các hiện tượng như đánh trống ngực, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí là ngất xỉu hoặc đột quỵ. Điều này không phải là hiếm ở những người béo phì, ít vận động.
“Rách” mạch máu: Đối với người trung niên, cao tuổi và bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, do mạch máu kém linh hoạt, việc đứng dậy đột ngột sau khi ngồi lâu cũng có thể làm “rách” mạch máu. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng như "bóc tách động mạch chủ". Nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 30% đến 40%.
Lưu ý: Một khi bạn thấy chân và bàn chân của mình sưng tấy rõ ràng, không nên xoa bóp, vỗ nhẹ, nên có sự hướng dẫn của các bác sĩ để tránh không bị rơi các cục máu đông.
Sau khi ngủ dậy, nếu bạn gặp các triệu chứng như tức ngực, khó thở hoặc đau ngực dữ dội, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Nếu đau cổ, không được xoay cổ tùy ý, không đứng dậy đột ngột sau khi ngồi lâu.