pnvnonline@phunuvietnam.vn
20 ĐẠO LÝ giúp người ngây thơ tỉnh mộng
Xã hội ngoài kia đầy rẫy những mặt tối không phải ai cũng biết. Người thì ung dung vượt qua, người thì bị vùi dập không thương tiếc. Điều này còn phụ thuộc năng lực và sự trưởng thành của mỗi người.
Phải công nhận, người mạnh mẽ và thông minh mới dễ dàng đối mặt với trắc trở.
"Bỏ túi" 20 đạo lý dưới đây để đường đời bớt chông gai, khó khăn mấy cũng vượt qua:
1. Lời hay ý đẹp lúc nào cũng hơn lời chê ý xấu. Lòng người lúc nào cũng muốn được khen ngợi và ghét thói chỉ trích. Đừng bao giờ nghĩ bản thân có địa vị quá cao trong lòng người khác mà sơ suất khi bình phẩm họ.
2. Tất cả những điều được gọi là sự thật chỉ nằm trên miệng của người có quyền và những câu chuyện giả tạo được dựng lên. Kẻ khôn thích kể chuyện, người ngốc lại thích nghe.
3. Nhường nhịn thì tốt đấy, nhưng nó không khiến người khác xem trọng mình hơn.
4. Duyên đến duyên đi, cần phải đổi mới bạn bè thì vòng xã hội của mình mới được nâng cao chất lượng. Cũng giống như nước, muốn trong thì phải thay mới và lọc sạch cặn bã.
5. Nếu luôn nghĩ mọi chuyện quá đơn giản và hời hợt thì người chịu thiệt cuối cùng sẽ là bạn.
6. Mỗi khi sếp lớn chọn người tài, đầu tiên họ sẽ xem các mối quan hệ xã hội, sau mới đến năng lực cá nhân. Quan hệ xã hội quyết định bạn trèo cao bao nhiêu và năng lực cá nhân quyết định bạn có thể đi được xa đến đâu.
7. Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí, để có được chữ “miễn phí” đó, chắc chắn bạn phải bỏ ra nhiều hơn.
8. Kẻ vô tri là người không có tự do nhất. Bởi vì họ rất dễ bị người khác chi phối tư tưởng, dùng danh nghĩa đạo đức để chèn ép hay chấp nhận thỏa hiệp bởi chiêu trò. Đáng thương là, chính bản thân họ còn không tự biết cuộc đời mình đang bị người khác thao túng.
9. Công chính liêm minh là sự cân bằng giữa đạo đức và quyền mưu. Nếu cuộc sống hiện tại không tốt đẹp, có thể là do tiêu chuẩn đạo đức của bạn quá cao. Thế giới này không chỉ có hai màu trắng đen, mà vùng xám chính là những việc tuy vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nhưng lại không phạm pháp luật.
10. Điểm yếu lớn nhất của đạo đức là không có tiêu chuẩn cụ thể, sẽ dễ xuất hiện những kẻ đạo đức giả, lời nói không đi đôi với hành động. Trên thực tế, đạo đức là sự kiểm soát bản thân.
11. Cốt lõi của nhân tình thế thái là hỗ trợ lẫn nhau, hôm nay anh giúp tôi, ngày mai tôi giúp lại anh. Những nan đề không thể giải quyết trong cuộc sống không phải vì bạn vô khả năng, mà là vì bạn không hiểu nhân tình thế thái, không ai muốn giúp bạn. Người bình thường muốn trèo cao, nhất định phải tự phát triển năng lực cá nhân và các mối quan hệ xã hội.
12. Im lặng là vàng. Im lặng làm việc nhưng cũng đừng quên im lặng xem xét phẩm cách ai đó để phòng ngừa.
13. Thật ra rất nhiều người trên thế giới đã được định sẵn là không thể thành công. Tất cả những cố gắng hiện tại chỉ là để đời này không quá thất bại và bản thân không còn nuối tiếc.
14. Đời người như vở kịch, chỉ xem kỹ năng diễn. Bài thi ứng xử giữa người với người là năng lực diễn xuất ai giỏi hơn ai.
15. Người không thích nói dối thì nói lời giả dối. Người không biết nói dối thích nói nửa thật nửa giả. Người giỏi nói dối thích nói sự thật đã được sắp xếp lại.
16. Chân thành tức là cái gì có thể công khai thì công khai, nhưng cái gì cần giấu thì vẫn phải giấu. Nếu mở lòng cho đi tất cả, người đau khổ cuối cùng chỉ là bạn mà thôi.
17. Kẻ yếu thích nói ba hoa, kẻ mạnh cường điệu tri thức và hành động. Cái trước khiến bản thân bị ảo tưởng, cái sau tự chinh phục chính mình.
18. Ở đời phải tự thấu hiểu bản thân trước. Hiểu rõ mình rồi nhìn ra chúng sinh mới là kẻ trí tuệ.
19. Hãy cảnh giác với những gì đẹp đẽ, vì nó chưa chắc là thật. Hoặc cũng có thể nói, mục đích của cái đẹp là để che đậy một số việc không muốn người khác biết.
20. Đừng dễ dàng góp ý cho ai đó. Khi bạn có lòng tốt muốn nói sự thật cho họ nghe, kẻ ngốc sẽ ghét bạn, cảm thấy bạn đang lo chuyện bao đồng.
(Nguồn: Zhihu)