pnvnonline@phunuvietnam.vn
3 bước để thoải mái xây “quỹ vui chơi” và tiết kiệm từ chuyên gia tài chính
* Bài viết dưới đây được trích lại từ Parween Mander là Chuyên gia tài chính dành cho thế hệ trẻ và là người sáng lập We rich Wolfe - 1 nền tảng giáo dục và tư vấn tài chính kỹ thuật số dành riêng cho phụ nữ da màu:
Công việc đầu tiên của tôi khi ra trường là làm việc tại một ngân hàng, nhưng ngay từ đầu tôi đã không cảm thấy tự tin về số tiền mình kiếm được. Để trang trải các khoản thanh toán khoản vay cho sinh viên và trả nợ thẻ tín dụng số tiền 4.000 đô la, tháng nào tôi cũng tiêu sạch số tiền lương ngay khi vừa đổ về tài khoản. Đây cũng là số tiền mà tôi đã kiếm được trong năm học cuối cùng ở trường.
Điều đáng sợ này duy trì ở 1 mức độ sợ hãi khá cao, nhưng có một tầng cảm xúc khác liên quan. Bởi vì tôi cũng liên tục được nhắc nhở về cách cha mẹ nhập cư của mình làm việc. Bố mẹ tôi mỗi người đều làm hai công việc để lo được đầy đủ các chi phí sinh hoạt cho cả gia đình, ngoài ra gần như không có khoản dư nào.
Theo thời gian, tôi hiểu rằng đó không chỉ là căng thẳng tiêu chuẩn về tiền bạc. Thậm chí, có những nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt động từ một nơi khan hiếm có thể có tác động đáng kể đến cách bộ não của bạn hoạt động.
Tại một thời điểm nào đó, tôi nhận ra rằng tôi đã quá tập trung vào việc trốn chạy cảm giác thèm khát tiền bạc và nỗi lo trước khoản tiền thực tế mà tôi có, đến mức tôi đã đưa ra những lựa chọn chỉ là tạm thời "băng bó" cho vấn đề chứ không phải "chữa trị hoàn toàn" hoặc giải quyết tận gốc rễ.
Tuy nhiên hiện tại, tôi đã tiết kiệm được 150.000 đô la trong 5 năm, xây dựng danh mục đầu tư đa dạng và bắt đầu công việc huấn luyện kiếm tiền vốn đã trở thành công việc toàn thời gian của tôi.
Dưới đây là 3 bước tôi đã thực hiện để thoát khỏi cảnh "cạn túi" để bắt đầu thực sự phát triển tài sản của mình.
1. Thay đổi cách tiếp cận tinh thần của mình đối với tiền bạc
Một trong những điều quan trọng đã giúp tôi thay đổi cách tiếp cận tiền bạc của mình là tìm hiểu về một thứ gọi là thuế băng thông. Đó là một khái niệm tôi đã được giới thiệu trong học kỳ cuối cùng của bằng kinh tế, nhưng tôi đã quên nó cho đến khi tôi ở trong thế giới thực và cảm thấy bị hạn chế với số tiền của mình. Về cơ bản, khi bạn thất vọng và choáng ngợp bởi quá trình phải kiếm sống qua ngày, khả năng nhận thức của bạn để đưa ra các quyết định hợp lý về tiền bạc có thể bị ảnh hưởng.
Sử dụng phần lớn tiền lương để trả nợ có nghĩa là tôi chỉ còn lại rất ít thu nhập. Tôi thậm chí không thể làm những việc nhỏ nhặt như đi ăn tối với bạn bè hay mua đồ trang điểm cho bản thân, chứ chưa nói đến việc tiết kiệm cho một thứ gì đó to tát hơn.
Nhưng thay vì điều chỉnh lại ngân sách hoặc làm điều gì đó để thay đổi hoàn cảnh của mình một cách đáng kể, tôi sẽ cảm thấy thất vọng, tiêu tiền vào những thứ mình không cần và mắc thêm nợ thẻ tín dụng. Đối với tôi, có sự lựa chọn để nói có hoặc không là điều quan trọng nhất. Nếu tôi cảm thấy mình không có sự lựa chọn, đó là lúc tư duy khan hiếm của tôi được kích hoạt.
Mặc dù tôi biết rằng, tôi không đủ khả năng để mua sushi 1 cách ngẫu hứng, không cần nhìn giá trên Amazon hoặc UberEats, nhưng mọi thứ khác đều cảm thấy rất hạn chế và tôi cảm thấy mình không thể cưỡng lại được. Nhưng rồi mọi sự nhẹ nhõm nhất thời sẽ nhường chỗ cho cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi tôi nhìn thấy hóa đơn thẻ tín dụng của mình. Cứ như thế, chu kỳ này thường xuyên kết thúc rồi lại bắt đầu - 1 vòng luẩn quẩn khó dứt.
Những gì tôi biết bây giờ là bởi vì tôi đang tập trung toàn bộ năng lượng tinh thần của mình, chưa kể đến phần lớn khoản nợ của tôi, khả năng lùi lại một cách hợp lý và nói không với những thứ như mua hàng bốc đồng đã bị suy yếu, bởi vì tôi đã kéo dài đến giới hạn nhận thức của tôi. Nhưng hiểu được điều này đã giúp tôi tìm thấy một con đường phía trước.
2. Ưu tiên đặt tiền tiết kiệm của mình lên hàng đầu
Ban đầu, tôi quá tập trung vào việc trả nợ trước vì điều đó có nghĩa là tôi sẽ không phải trả lãi nhiều theo thời gian. Nhưng với mục đích tốt là thế, dù sao thì tôi vẫn phải gánh thêm nhiều khoản nợ vì hàng tháng, lương đều "bay" đi 1 cách nhanh chóng.
Đó là khi tôi không thể đi du lịch với những người bạn của mình, tôi biết mình phải thay đổi cách nhìn nhận và xử lý vấn đề. Thay vì ném toàn bộ tiền lương vào khoản nợ của mình, tôi bắt đầu gửi một phần vào một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao riêng trước khi làm bất cứ điều gì khác với nó. Vào thời điểm đó, tôi không có mục đích cụ thể cho khoản tiết kiệm mà tôi làm bây giờ, chẳng hạn như quỹ khẩn cấp. Tôi chỉ biết tôi cần phải tiết kiệm.
Nhìn thấy số tiền còn lại trong tài khoản ngân hàng của tôi liên tục trong 6 tháng, điều đó đã cho tôi một không gian để thở, để tôi cảm thấy rằng không phải lúc nào mình cũng bị mắc kẹt trong "chế độ sinh tồn" của não bộ.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình không còn phải sống trong cảnh chỉ để trả nợ nữa, mọi thứ đã không còn như những gì tôi nghĩ. Ít nhất tôi đã có đủ tiền tiết kiệm để có thể bù đắp phần còn lại mà không cần phải sử dụng thẻ tín dụng của mình và vẫn còn một số tiền kha khá trong tài khoản ngân hàng của mình.
Mặc dù không phải là một tình huống lý tưởng, nhưng việc có thể huy động các khoản tiền hiện có để giúp giải quyết vấn đề này đã giúp tôi tiếp tục tăng cường niềm tin về tiền của mình.
3. Tạo ra một "quỹ niềm vui" để cho phép bản thân thoát khỏi cảm giác tội lỗi
Một buổi đi uống cà phê, gọi món từ Sephora, hay bữa nửa buổi với bạn của mình là một vài trong số những khoản chi tiêu vui vẻ mà tôi không bao giờ thực hiện trong khi tài chính của mình bị hạn chế. Đây là những khoản mua sắm mà tôi đánh giá cao, và tôi biết rằng để thoát khỏi chu kỳ chi tiêu bốc đồng và nợ nần chồng chất, tôi cần một ngân sách cho phép tôi tiêu xài thoải mái.
Bây giờ tôi cảm thấy mình đã có nền tảng tài chính vững chắc hơn, tôi đã tạo một tài khoản riêng và gắn nhãn đó là "quỹ niềm vui" của tôi. Mỗi tháng, tôi sẽ chuyển hơn 100 đô la cho khoản này. Vì tôi đã chuyển tiền vào khoản tiết kiệm của mình, trả hết nợ và các hóa đơn khác, tôi biết rằng 100 đô la này từ tiền lương của tôi đã được phân bổ và tôi có thể tiêu nó theo cách nào tôi thích.
Tự cho mình một khoản trợ cấp như thế này đã làm giảm bớt suy nghĩ tiêu cực trong não của tôi. Bây giờ tôi đã có thể đưa ra quyết định chi tiêu có chủ đích để mua cà phê đó, đi ăn nửa buổi hay bất cứ thứ gì vui vẻ khác mà không cảm thấy mình không đủ khả năng.
Tôi cảm thấy như mình đã thất bại ở tuổi đôi mươi vì tôi liên tục mua sắm nóng vội và tăng nợ, nhưng bây giờ khi nhìn lại, rõ ràng là tôi đã phải vật lộn với những yếu tố tâm lý sâu sắc hơn khiến tôi khó tiến lên.
Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là giữ không gian và cung cấp không gian an toàn để nói về những vấn đề này mà không phán xét, bởi vì đó là cách chúng ta phá vỡ chu kỳ căng thẳng và xấu hổ để có thể phát triển mạnh mẽ về mặt tài chính.