3 dấu hiệu chuyển dạ phổ biến nhất bà bầu cần nắm rõ

PHAN HIỀN
05/08/2022 - 13:30
Việc xác định thời điểm tới bệnh viện thông qua một số dấu hiệu trong quá trình sắp chuyển dạ rất quan trọng.

Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, việc chuẩn bị kỹ càng trước quá trình sinh nở rất quan trọng, nhất là việc nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ.

Những dấu hiệu chuyển dạ phổ biến

1. Có dịch tiết màu đỏ trên quần lót

Thông thường vào ngày trước khi sinh, nếu phát hiện có một số chất dính màu đỏ nhạt trên quần lót, bà bầu cần khẩn trương tới bệnh viện kịp thời để chuẩn bị cho việc chuyển dạ. Đây là một tín hiệu đáng tin cậy trong quá trình sắp chuyển dạ.

2. Vỡ ối

Vỡ ối cũng là một tín hiệu quan trọng trước khi sinh. Nếu có hiện tượng chảy dịch không kiểm soát được, không màu, không mùi, không phải do tiểu són thì bà bầu cần khẩn trương tới bệnh viện ngay.

dấu hiệu chuyển dạ - Ảnh 1.

Nếu xảy ra trường hợp này cho thấy cổ tử cung đã mở. Vì vậy, bà bầu cần chú ý tới việc vỡ ối trước khi sinh, học cách phân biệt giữa nước ối và nước tiểu để không làm chậm quá trình em bé chào đời.

3. Xuất hiện cơn gò tử cung

Một tín hiệu rõ ràng khác là xuất hiện cơn gò tử cung (co thắt tử cung), nhưng nó được chia thành 2 loại giả và thật. Bà bầu phải học cách phân biệt dấu hiệu này, đừng nhầm cơn gò tử cung giả với cơn gò tử cung thật.

Việc phân biệt các cơn co thắt thật hay giả phụ thuộc vào tần suất nó xảy ra và cường độ như thế nào. Các cơn co thắt tử cung thật có thể xảy ra cách nhau khoảng 10 phút, thời gian mỗi lần khoảng 20 giây, mức độ đau không quá nặng và bà bầu có thể chịu được. Thế nhưng dần dần nó sẽ phát triển thành từng cơn, cứ 5 phút xảy ra một lần và kéo dài 40 giây, cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Theo thời gian, cơn đau có thể rút ngắn thành 2 đến 3 phút một lần, thời gian đau cũng kéo dài hơn, mức độ đau ngày càng nặng.

Nhìn chung, khoảng thời gian giữa các cơn gò tử cung có sự đều đặn nhất định, khoảng thời gian giữa 2 cơn co thắt càng ngày càng ngắn, cường độ càng lúc càng mạnh và cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Cảm giác bụng sà xuống trong tam cá nguyệt thứ 3 là sắp sinh? Học cách phân biệt những tín hiệu này để dễ đối phó với việc chuyển dạ - Ảnh 2.

Thời gian xuất hiện các cơn co thắt tử cung giả ngắn, không đều đặn, không quá đau hoặc chỉ thấy đau âm ỉ.

Học cách đánh giá các cơn co thắt tử cung thật và giả rất quan trọng của quá trình trước khi chuyển dạ.

Bụng sà xuống có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Những tình huống trên là dấu hiệu sắp sinh con, khi có các triệu chứng này bà mẹ bầu nên nhanh chóng tới bệnh viện kịp thời.

Bên cạnh đó, có một số bà bầu nhầm dấu hiệu bụng sà xuống là tín hiệu sắp sinh, vội vàng tới bệnh viện. Việc đến bệnh viện lúc này là vô ích, càng khiến tinh thần bà bầu trở nên hoảng loạn. Vì thế, bà bầu cần tìm hiểu để phân biệt một số dấu hiệu của thai nhi vào khung chậu hay chưa.

Nếu thấy cảm giác này xuất hiện ở tuần thứ 33 - 37, rất có thể thai nhi đang chui vào vùng khung chậu.

Lúc này, đầu thai nhi dần xoay ngược và từ từ đi xuống khung chậu. Do quá trình xoay xuống sẽ chèn ép vào bộ phận sinh dục và xương chậu của bà bầu nên tạo cảm giác đau và áp lực nhất định.

Cảm giác bụng sà xuống trong tam cá nguyệt thứ 3 là sắp sinh? Học cách phân biệt những tín hiệu này để dễ đối phó với việc chuyển dạ - Ảnh 3.

Thai nhi sẽ chào đời khoảng 2 đến 3 tuần sau khi vào khung xương chậu. Trong quá trình này bà bầu cần chú ý nghỉ ngơi, không nên đứng lâu tránh tạo áp lực dẫn tới sinh non.

Sau khi thai nhi đã lọt vào vùng khung chậu, bà bầu sẽ cảm thấy nhịp thở trở nên êm ái hơn hẳn, cả người thoải mái hơn rất nhiều, cảm giác chướng bụng cũng biến mất, ăn nhiều hơn trước.

Điều này là do tử cung tiếp tục mở rộng khi thai nhi phát triển, đồng thời tạo một áp lực nhất định lên tim, dạ dày và phổi. Sau khi thai nhi vào khung chậu, áp lực này sẽ biến mất, tự nhiên sẽ cảm thấy rất thư thái.

Một trong những rắc rối dễ thấy nhất mang đến cho các bà bầu sau khi thai nhi vào khung chậu có lẽ là tình trạng đi tiểu nhiều lần, tần suất đi vệ sinh tăng lên đáng kể, thậm chí ngủ không ngon giấc. Điều này khiến bà bầu cảm thấy rất khổ sở.

Nguyên nhân là bởi thai nhi sau khi vào khung chậu sẽ tạo áp lực lên bàng quang, làm giảm khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, đương nhiên sẽ khiến bà bầu đi vệ sinh thường xuyên.

Ở đây cần lưu ý rằng, mặc dù bà bầu sẽ gặp vấn đề đi tiểu thường xuyên sau khi thai nhi vào khung chậu ở tam cá nguyệt thứ 3, nhưng đừng ngừng uống nước vì điều này. Bà bầu có thể giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ vào ban đêm và lưu ý không nhịn tiểu để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, bà bầu cần phân biệt chính xác các dấu hiệu chuyển dạ và những phản ứng bất thường của cơ thể.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm