3 điều cần biết về việc quản lý tài chính dành cho các cặp đôi quyết định sống chung

Lam Anh
19/09/2023 - 12:56
3 điều cần biết về việc quản lý tài chính dành cho các cặp đôi quyết định sống chung

Ảnh minh họa

"Góp gạo thổi cơm chung" là lối sống mà nhiều người ngày nay lựa chọn. Nhưng, trước khi bước vào tận hưởng hạnh phúc, hãy thật sự nghiêm túc về chuyện quản lý tài chính với đối phương.

Theo một cuộc khảo sát gần đây từ Trung tâm Tâm lý học Phát triển, trong số Gen Z-ers và thế hệ millennials (từ 18 đến 42 tuổi), cứ 5 cặp đôi thì có 3 cặp "sống thử". Trong số đó, một nửa cho rằng tài chính là một phần trong quyết định chuyển đến sống chung của họ.

Kendall Meade - một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận của SoFi cho biết, xét đến chi phí, điều đó có lý. Cô nói: “Chúng tôi thấy rất nhiều người chuyển đến sống cùng nhau trước khi kết hôn vì việc có bạn cùng phòng sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí hơn. Và chẳng phải việc có một người bạn đang hẹn hò sẽ dễ dàng hơn so với một người lạ sao”?

Có thể, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn đang bước vào một cấp độ cao hơn trong mối quan hệ của mình mà ít nhất bạn sẽ cần tính toán đến việc kết hợp một phần tài chính với đối tác của mình.

Tốt hơn, bạn nên trò chuyện thường xuyên về tài chính với đối tác của mình để đảm bảo rằng hai bạn có cùng quan điểm khi đề cập đến tiền bạc. Dưới đây là cách đề cập đến chủ đề này, cho dù bạn đã hẹn hò được vài tháng hay đã sẵn sàng kết hôn.

3 điều cần biết về việc quản lý tài chính dành cho các cặp đôi khi quyết định sống chung - Ảnh 1.

1. Tìm hiểu thói quen tiền bạc của đối tác

Bạn không cần yêu cầu đối phương phải ngay lập tức chia sẻ rõ tình hình tài chính của họ vào ngày đầu tiên. Nhưng khi mọi thứ đang dần khởi sắc, điều quan trọng là phải bắt đầu tìm hiểu về bức tranh tài chính của họ là thực sự cần thiết, Meade nói.

“Bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện nhỏ, chẳng hạn như: "Mục tiêu của em/anh là gì?" và đi sâu hơn bắt đầu từ đó”, cô nói.

“Nó có thể đáng sợ, nhưng có một số điều bạn có thể nên biết”, Meade nhấn mạnh.

“Ngoài ra, điều quan trọng nhất cần biết là họ có đang gánh chịu bất kỳ khoản nợ nào hay không", Meade nói thêm.

Cô nói: “Điều đó không nhất thiết là vì bạn sẽ phải trả lại tiền cho họ. Nhưng nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định trong tương lai. Ai sẽ chi trả nếu một người có một khoản nợ đáng kể mà họ cần phải giải quyết? Điều đó có thể sẽ dẫn tới việc một người phải trả nhiều tiền hơn cho chi phí sinh hoạt”.

Cuối cùng, việc biết lịch sử tín dụng của ai đó cũng có thể hữu ích. Meade nói: “Điều đó có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn dự định cùng nhau sở hữu 1 loại tài sản nào đó trong tương lai”.

2. Lập ngân sách và cuộc đàm phán nghiêm túc về tiền bạc

Meade nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải trò chuyện ngay từ đầu trong mối quan hệ của bạn và liên tục cùng nhau tiếp cận nó. Tôi khuyên bạn nên thực hiện điều này mỗi tháng một lần. Tôi gọi đó là những buổi hẹn hò tiền bạc, nơi bạn chỉ cần ngồi xuống và có thể làm điều gì đó vui vẻ, chẳng hạn như ra ngoài ăn tối và bạn chỉ nói về tài chính”.

Meade nói rằng trọng tâm của những cuộc trò chuyện này nên là các mục tiêu chung. Các bạn hy vọng đạt được điều gì cùng nhau và làm cách nào để đạt được điều đó?

Khi thảo luận, bạn có thể phát hiện ra rằng bạn và người ấy có quan điểm khác nhau về tiền bạc. Chẳng hạn, một người có thể có xu hướng chi tiêu ngay bây giờ nhiều hơn, trong khi người kia có thể là người tiết kiệm hơn.

Frank Summers - CFP và cố vấn hợp tác trong nước được công nhận của Cetera Advisors, cho biết: "Ngồi xuống và lập kế hoạch chi tiêu có thể giúp đảm bảo mọi người đều hài lòng".

Ông nói: “Nếu bạn lên kế hoạch lập ngân sách để tiết kiệm cho các mục tiêu cốt lõi mà bạn đã đồng ý và bạn cảm thấy thoải mái với điều đó, nó có thể giúp giảm bớt một số khác biệt mà bạn có thể gặp phải”.

3 điều cần biết về việc quản lý tài chính dành cho các cặp đôi khi quyết định sống chung - Ảnh 2.

Một người trung gian có chuyên môn cao về quản lý tài chính sẽ giúp các bạn dễ dàng nhìn ra vấn đề và tháo gỡ nó. (Ảnh minh họa)

3. Gặp gỡ và nhờ sự trợ giúp của một chuyên gia tài chính cá nhân

Nếu mọi thứ trở nên thực sự nghiêm trọng và đối tác của bạn là người thực sự quan trọng trong cuộc đời bạn, có lẽ đã đến lúc bạn nên trò chuyện với chuyên gia tài chính để tìm cách tháo gỡ vấn đề 1 cách khéo léo.

Summers cho biết, bằng cách soạn thảo một số tài liệu quy hoạch tài sản cơ bản, bạn có thể đảm bảo rằng đối tác của bạn có quyền ra quyết định về tài chính và y tế nếu bạn mất năng lực kiếm tiền và sẽ nhận được bất kỳ tài sản nào bạn muốn để lại trong trường hợp bạn qua đời.

Cho dù bạn có dự định kết hôn hay không, bạn cần phải có giấy ủy quyền, cả về y tế và tài chính.

"Bạn cũng cần có giấy tờ chỉ định người mà bạn chọn để đưa ra quyết định cho mình”, Summers chia sẻ với CNBC.

“Và việc có di chúc hoặc quỹ tín thác là một ý tưởng thực sự tốt", Summers nói thêm.

Bạn cũng nên gặp cố vấn tài chính để thảo luận về các mục tiêu dài hạn của mình. Người này không chỉ có thể giúp bạn điều hướng các cơ chế phức tạp trong việc kết hợp tài chính với đối phương mà còn có thể giúp làm rõ các bước bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình với tư cách là một nhóm.

Summers nói: “Có thể là một điều thực sự lành mạnh nếu bạn chỉ cần dành thời gian ngồi xuống và nói về các mục tiêu cũng như cách làm thế nào để đạt được chúng với một chuyên gia tài chính. Bởi vì ở thời điểm đó, người này là số 1, là người trung gian. Và hơn hết, một người chuyên nghiệp đã quen với việc nói về các mục tiêu và những cấp bậc ưu tiên, dễ dàng giúp bạn tháo gỡ vấn đề”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm