3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50 nếu không muốn tuổi thọ giảm, nhồi máu não, đau tim "sớm hỏi thăm"

Châu Anh
12/09/2024 - 12:53
3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50 nếu không muốn tuổi thọ giảm, nhồi máu não, đau tim "sớm hỏi thăm"
Sau tuổi 50, hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoạt động chậm lại, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số vấn đề sức khỏe rõ ràng hơn.

Có nhiều nguy cơ sức khỏe mà người sau tuổi 50 có thể phải đối mặt, bao gồm bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, và các vấn đề về thị lực. Để giảm thiểu những nguy cơ này, nên duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, kiểm tra sức khỏe định kỳ và không hút thuốc.

Theo đó, người sau tuổi 50 cũng cần chú ý những việc nên và không nên làm hàng ngày để giảm nguy cơ gặp phải các biến cố sức khỏe nguy hiểm như nhồi máu não hay đau tim do sức khỏe suy giảm.

3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50

Theo Sohu, dưới đây là 3 điều người sau 50 tuổi không nên làm vào buổi sáng mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng, tùy vào điều kiện sức khỏe của từng người mà các lưu ý chăm sóc sức khỏe cũng có sự khác biệt. Nếu đang điều trị bệnh, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn về các thói quen sinh hoạt lành mạnh phù hợp với thể trạng của bản thân cũng như các hành vi cần hạn chế.

1. Không nên tập thể dục cường độ cao đột ngột

Tập thể dục sau tuổi 50 có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như: Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, giảm nguy cơ gãy xương hông và té ngã do mật độ xương thấp, ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm trạng, giảm mệt mỏi do tuổi tác, cân nặng khỏe mạnh hơn...

3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50 nếu không muốn tuổi thọ giảm, nhồi máu não, đau tim "sớm hỏi thăm"- Ảnh 1.

Tập thể dục sau tuổi 50 có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Ngược lại, luyện tập không đúng cách lại khiến cơ thể đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Vào buổi sáng, độ nhớt máu trong cơ thể người tương đối cao, nếu tập thể dục cường độ cao một cách đột ngột, nhất là không khởi động kỹ càng có thể dẫn tới tăng gánh nặng cho tim và máu não, dẫn tới tăng rủi ro bị nhồi máu não hoặc đột quỵ. Các bộ môn này có thể kể đến như chạy cường độ nhanh, nâng tạ nặng, tập HIIT...

Ngoài rủi ro tim mạch, thì tập luyện cường độ cao vào buổi sáng sau tuổi 50 cũng có thể tăng nguy cơ chấn thương xương khớp.

Thay vào đó, người trung niên cao (50 - 60 tuổi) nên chọn các bộ môn nhẹ nhàng hơn như đi bộ trên máy hay ngoài trời. Đi bộ mỗi này là cách tuyệt vời để rèn luyện sức khỏe sau tuổi 50 bởi bài tập này giúp tim đập nhanh hơn, tăng cường được cả sức bền và sức mạnh cơ bắp. Ngoài đi bộ, các môn thể thao dưới nước hay đạp xe cũng là một lựa chọn nên được ưu tiên ở độ tuổi này. Lưu ý, với bơi lội, không nên bơi vào lúc sáng sớm ngoài trời, nhất là khi thời tiết giao mùa, chênh lệch nhiệt lớn giữa ngoài trời và trong nhà có thể khiến mạch máu co lại đột ngột, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện cường độ cao nào và lựa chọn các bài tập phù hợp với khả năng và điều kiện sức khỏe cá nhân.

2. Ăn bữa sáng nhiều dầu mỡ và chất béo

Bữa sáng nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa có thể khiến lipid máu tăng mạnh và nếu tiêu thụ nhóm thực phẩm này một cách thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì, cao huyết áp và đái tháo đường type 2.

3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50 nếu không muốn tuổi thọ giảm, nhồi máu não, đau tim "sớm hỏi thăm"- Ảnh 2.

Bữa sáng nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa có thể khiến lipid máu tăng mạnh (Ảnh: Internet)

Đây là những bệnh tình có thể xuất hiện hoặc trở nên tồi tệ hơn khi tuổi tác tăng lên. Do đó, người sau tuổi 50 nên hạn chế ăn uống thức ăn nhiều dầu mỡ và nên chú trọng đến một chế độ ăn cân đối và lành mạnh hơn chẳng như chế độ ăn gồm protein nạc, rau xanh và các loại trái cây tươi,...

Ngoài ra, sau tuổi 50 bạn cần chú ý một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng như sau:

- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn như hạt diêm mạch, kiều mạch, yến mạch... rất tốt cho tim và cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể cũng như tốt cho hệ tiêu hóa.

- Ăn cá giàu axit béo omega-3 từ 2 - 3 lần một tuần để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

- Ăn ít muối, giảm từ 2.300 mg xuống 1,500 mg mỗi ngày, ưu tiên các loại thảo mộc thay thế muối lành mạnh.

- Ăn thực phẩm giàu protein lành mạnh bởi cơ bắp sau tuổi 50 bắt đầu suy giảm.

- Đa dạng chế độ ăn, chẳng hạn như chế độ ăn cầu vồng với các thực phẩm với màu sắc xanh, đỏ, cam, tím, vàng,... từ quả mọng, khoai lang, rau lá xanh, bông cải xanh, ớt chuông, dưa chuột, cà tím, củ cải đường. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa và chống lại stress oxy hóa tế bào gây bệnh.

- Quá trình đốt cháy trao đổi chất chậm lại theo thời gian, vì vậy khi bạn ở độ tuổi 50, cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi so với khi còn trẻ. Duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra cả ngày bằng cách cung cấp năng lượng cho cơ thể sau mỗi ba giờ hoặc lâu hơn và ăn vặt khi cần thiết.

3. Căng thẳng

Sau tuổi 50, sự thay đổi về thể chất như sự thoái hóa thần kinh, bệnh tật cũng như những biến động xã hội có thể làm tăng nguy cơ căng thẳng, rối loạn lo âu hoặc trầm cảm hơn. Các yếu tố bao gồm thay đổi hormone, suy giảm sức khỏe, mất cân bằng trong cuộc sống công việc và gia đình, lo lắng về tài chính và hưu trí, cũng như đối mặt với những mất mát như sự ra đi của bạn bè hoặc người thân.

3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50 nếu không muốn tuổi thọ giảm, nhồi máu não, đau tim "sớm hỏi thăm"- Ảnh 3.

Căng thẳng đã được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với rủi ro mắc các bệnh tim mạch (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, sự thay đổi trong vai trò xã hội, như trở thành người lớn tuổi, cũng có thể tạo thêm áp lực tâm lý. Tất cả những điều này khiến người sau tuổi 50 có nhiều khả năng trải qua căng thẳng hơn so với khi họ còn trẻ.

Căng thẳng đã được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với rủi ro mắc các bệnh tim mạch. Theo đó, căng thẳng khiến hệ thần kinh giao bị tăng hoạt động ảnh hưởng xấu tới thành mạch, tăng nguy cơ rối loạn tuần hoàn máu cũng như tổn thương tế bào nội mạc dẫn tới quá trình hình thành và phát triển xơ vữa động mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch vành có thể dẫn tới đột quỵ.

Hơn nữa, căng thẳng vào buổi sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sau tuổi 50 do tạo ra phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" trong cơ thể, làm tăng sản xuất các hormone căng thẳng như adrenaline và cortisol. Điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim, gây áp lực lên hệ thống tim mạch.

Căng thẳng kéo dài còn có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng, cũng như gây khó khăn trong việc quản lý cân nặng và sức khỏe tổng thể.

Để quản lý căng thẳng hiệu quả, bạn có thể thử các bài tập giúp giữ bình tĩnh và kiểm soát căng thẳng như thiền định, yoga hoặc tăng cường hoạt động thể chất.

Ngoài 3 điều không nên làm vào buổi sáng sau tuổi 50 kể trên thì mọi người cũng cần tránh các thói quen sinh hoạt kém lành mạnh khác như hút thuốc lá, uống rượu, thức khuya... những thói quen này có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch, hệ hô hấp, tuần hoàn máu, nội tiết... dễ dẫn tới sức khỏe suy giảm, tăng tốc lão hóa và bệnh tật.

Nguồn: Tổng hợp
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm