pnvnonline@phunuvietnam.vn
3 giai đoạn con phát triển chiều cao nhanh nhất, cha mẹ chú ý để không bỏ lỡ thời điểm vàng
Ảnh minh họa
Tăng trưởng chiều cao ở trẻ cần sự kết hợp của nhiều yếu tố từ dinh dưỡng, vận động đến giấc ngủ. Không những vậy, chiều cao của bé còn bị chi phối bởi tốc độ phát triển, hoạt động của hormone tăng trưởng và hormone sinh dục ở từng giai đoạn. Do đó, theo lời khuyên từ Bác sĩ Anh Nguyễn, Phó Tổng Biên Tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard, để tránh bỏ lỡ những thời điểm vàng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
Những cột mốc vàng trong sự phát triển chiều cao của trẻ
- Từ sơ sinh - 3 tuổi: Cả bé trai và bé gái có tăng trưởng gần giống nhau, trẻ sẽ tăng vượt bậc cả chiều cao và cân nặng trong năm đầu tiên và duy trì mức tăng tốt trong 2 năm tiếp theo nếu được đảm bảo tốt các yếu tố gồm dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ... Thừa cân, béo phì từ 2 tuổi có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở giai đoạn sau.
- Từ 4-6 tuổi: Giai đoạn này, tốc độ tăng chậm hơn trước đó. Tuy nhiên, bé gái sẽ có mức tăng tốt hơn so với bé trai. Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ cũng rất quan trọng ở giai đoạn này.
- Cột mốc tiền dậy thì và dậy thì: Với bé gái trong giai đoạn 11 - 15 tuổi, bé trai 13 - 17 tuổi sẽ có những tăng trưởng tốt về chiều cao. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 năm trẻ có mức tăng vượt bậc.
Thông thường, bé gái tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trong độ tuổi từ 11 - 12 tuổi và ngừng phát triển trong độ tuổi từ 14 - 15 tuổi. Bé trai thường có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trong độ tuổi từ 13 - 14 và ngừng phát triển ở độ tuổi 17 – 18.
Làm thế nào để trẻ phát triển chiều cao trong những thời điểm vàng?
Dinh dưỡng đúng và đủ, vận động khoa học, giấc ngủ tốt, môi trường sống lành mạnh, tinh thần vui vẻ… là yếu tố đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng tầm vóc của trẻ trong mọi giai đoạn, đặc biệt vào thời điểm vàng.
1. Dinh dưỡng
- Trẻ nên có 1 chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Giúp trẻ xây dựng thói quen ăn đa dạng các loại rau củ quả để trẻ lấy đủ vitamin khoáng.
- Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, trứng, phô mai... trong chế độ ăn của trẻ. Ví dụ để tăng lượng canxi trong ngày cho trẻ, thay vì trứng cuộn như mọi khi bạn thay bằng trứng cuộn phô mai hoặc bánh sandwich quết phô mai nướng giòn... Ngoài ra, những thành phần kết hợp khác trong phô mai này như vitamin D sẽ giúp việc hấp thu canxi hiệu quả hơn cho sự phát triển xương và chiều cao của trẻ, thành phần kẽm, vitamin A tốt cho mắt của trẻ
- Với các bé ở độ tuổi đi học từ 3-10 tuổi có thể tham gia các hoạt động khơi sự sáng tạo trong bữa ăn. Điều này không chỉ giúp trẻ học hỏi mà còn khuyến khích trẻ hứng thú ăn những món đó.
2. Vận động
Trẻ nên khuyến khích có lối sống năng động, tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như đi dạo công viên, chơi vận động tăng tương tác xã hội. Điều này giúp tăng các hoạt động thăng bằng và sử dụng các cơ để thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao. Bé từ 5 tuổi có thể tham gia 1 môn thể thao như chơi bóng, bơi lội. khoảng 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút.
3. Giấc ngủ
Giấc ngủ của trẻ cũng cần đảm bảo đủ và ngủ sớm trước 10h đêm bởi từ 10h đêm – 3h sáng là thời điểm hormone tăng trưởng hoạt động mạnh nhất.
4. Giảm thiểu các yếu tố gây thấp lùn cho trẻ
- Hạn chế các hoạt động thụ động như nằm dài chơi điện thoại, xem iPad, TV. Giới hạn các hoạt động này dưới 60 phút/ngày cho trẻ từ 2-5 tuổi.
- Giúp trẻ xây dựng tư thế đúng từ nhỏ để tránh ảnh hưởng đến cột sống và dáng đứng của trẻ. Trẻ không nên nằm trên giường hay ghế sofa để đọc sách hay học bài. Thay vào đó, khuyến khích trẻ luôn ngồi học đúng tư thế trên bàn học.
5. Xây dựng môi trường yêu thương và không khí vui vẻ trong gia đình
Nghiên cứu tại Anh cho thấy những đứa trẻ thường xuyên sống trong môi trường căng thẳng có ít hormone tăng trưởng hơn và phát triển chậm hơn các trẻ khác. Do đó, tránh dùng các lời hổ báo hay đánh mắng trẻ, thay vào đó dùng thái độ vui vẻ, khuyến khích trẻ trò chuyện, chia sẻ và tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động. Hãy luôn tạo bầu không khí thoải mái và vui vẻ trong gia đình, không chỉ để gắn kết tình cảm mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn.