pnvnonline@phunuvietnam.vn
3 kiểu rửa rau dễ khiến rau ngấm thuốc trừ sâu
Ăn nhiều trái cây và rau xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thuốc bảo vệ thực vật trên rau không được rửa sạch, khi ăn rau quả sẽ vô tình hấp thụ vào. Sau một thời gian ăn rau quả còn thuốc trừ sâu sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mặc dù thói quen rửa rau của mỗi người là khác nhau, nhưng có những thói quen sai lầm sẽ khiến người ăn vô tình nhiễm thêm độc tố. Trong chương trình "Sức khỏe 2.0", bác sĩ Tan Dunci tại Bệnh viện Trường Canh, Đài Loan chia sẻ bí quyết làm sạch rau quả, rửa sạch sâu bọ và thuốc trừ sâu, giúp thức ăn vào dạ dày sạch hơn.
Bác sĩ Tan Dunci chỉ ra rằng, rửa trái cây và rau quả đúng cách là rửa trái cây và trái cây cùng nhau, rửa rau và rau cùng với nhau, không rửa lẫn với nhau và rửa trực tiếp dưới vòi nước. Ví dụ với bắp cải, sau khi bóc từng lá hãy ngâm dưới vòi nước. Lần thứ rửa sạch từng lá bằng nước, lần thứ ba ngâm dưới vòi nước chảy trong khoảng 12-15 phút, lưu lượng nước không cần quá lớn để thuốc trừ sâu chảy ra từ từ.
Hoặc với súp lơ xanh, nhiều người cảm thấy loại rau này rửa khá khó và mất thời gian nhưng bác sĩ Tan Dunci cho biết, súp lơ có thể rửa nguyên mà không cần tách rời từng nhánh bằng cách rửa trực tiếp dưới vòi nước. Trong 2 lần rửa đầu tiên, khi rửa phải di chuyển lên xuống để nước sạch chảy vào cuốn theo bụi bẩn và côn trùng.
Bác sĩ Tan Dunci nhấn mạnh rằng rửa trái cây và rau quả bằng nước chảy có thể loại bỏ hầu hết các loại thuốc trừ sâu và ăn an toàn hơn.
Bác sĩ Tan Dunci cũng liệt kê 3 lỗi chọn nước rửa rau thường gặp sau đây:
1. Rửa rau bằng nước vo gạo
Rất nhiều bà nội trợ vẫn áp dụng để làm sạch và khử độc rau quả bằng nước vo gạo vì cho rằng nước vo gạo có khả năng làm sạch chính là nhờ nhóm vitamin B như B1, B12. Ông Tan Dunci giải thích rằng gạo có thể tồn dư các vấn đề như thuốc trừ sâu, trứng côn trùng, nếu ngâm trái cây và rau vào thì việc rửa sẽ không hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng xấu.
Nước vo gạo chỉ có tác dụng hòa tan hoặc làm sạch một phần nào đó nếu trên rau củ quả chỉ có một hàm lượng nhỏ chất bảo vệ thực vật mà không gây độc cấp tính. Khi rau củ quả tồn dư hóa chất cao và đã ngấm vào trong thì nước gạo không có tác dụng loại bỏ. Thực chất việc ngâm này chỉ mang tính tâm lý.
2. Thêm muối nở và giấm vào rau
Thuốc trừ sâu đều thuộc dạng hợp chất, thêm baking soda trong quá trình rửa rau sẽ làm tình hình xấu đi nếu là thuốc trừ sâu có tính kiềm, nếu cho giấm vào thì càng khó rửa sạch nếu gặp thuốc trừ sâu có tính axit.
Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, phá vỡ phấn, lông bên ngoài. Hỗn hợp giấm 10% sẽ giảm đến 90% vi khuẩn, chưa có nghiên cứu cho thấy giấm loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Nếu rửa rau bằng giấm, bạn nên rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.
3. Rửa rau và thêm muối
Mặc dù muối có thể khiến trứng và giun dễ rụng hơn, nhưng nó cũng làm giảm khả năng làm sạch của nước. Tan Dunci giải thích rằng Phòng thí nghiệm độc tính thuốc nông nghiệp nhận thấy rằng nếu muối được sử dụng để rửa rau, thuốc trừ sâu rất dễ xâm nhập vào rau quả. Tan Dunci chỉ ra rằng chính phủ khuyến khích nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hòa tan trong nước, rau và trái cây có thể được rửa sạch bằng vòi nước.
TS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) cũng cho biết, việc người dân ngâm rau vào nước muối với mục đích loại bỏ vi khuẩn và hóa chất là quan điểm chưa chính xác.
Không chỉ có vậy, TS Từ Ngữ còn cho rằng, việc lạm dụng nước muối khi ngâm rau có thể gây ra tác hại xấu cho sức khỏe. Theo đó, nếu ngâm nước muối với nồng đồ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Tạo ra thói quen ăn mặn cho người Việt và sẽ tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.