Chủ nhật, 06/4/2025
Nhiều mâyHà Nội
20° - 25°C

3 việc làm sau khi đi vệ sinh lợi bất cập hại

Ngọc Ái
20/07/2023 - 15:17
So với nam giới, phụ nữ thường chú trọng hơn việc làm sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, có một vài hành vi lại gây ra tình trạng “sạch quá hóa bệnh”.

Theo các thống kê sức khỏe, có khoảng 25 - 50% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân không chỉ đến từ thói quen vệ sinh mà còn do kết cấu cơ thể đặc thù theo giới tính.

3 việc làm sau khi đi vệ sinh tưởng sạch hóa bẩn, mang bệnh vào người - Ảnh 1.

So với nam giới, chị em phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn (Ảnh minh họa)

Cụ thể, lỗ niệu đạo của phụ nữ tương đối ngắn, bộ phận sinh dục và hậu môn khá gần nhau, vi trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang từ bàng quang, niệu đạo. Ngoài ra, các thói quen xấu như uống quá ít nước, nhịn tiểu và vệ sinh sai cách cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, mắc bệnh phụ khoa và nhiễm trùng tiết niệu.

Tuy nhiên, khi nhắc tới vệ sinh sai cách, hầu hết mọi người chỉ nghĩ tới vệ sinh kém, không giữ cho vùng kín sạch sẽ. Trong khi đó, có 3 hành vi sau khi đi vệ sinh thoạt nghe tưởng sạch nhưng lại hóa bẩn, dễ khiến vi khuẩn tấn công và gây bệnh thì lại có rất nhiều chị em làm hàng ngày:

1. Dùng nước rửa vùng kín sau khi đi tiểu

Không chỉ khi đại tiện, nhiều chị em có thói quen dùng vòi nước để xịt hoặc dùng nước rửa âm đạo sau mỗi lần tiểu tiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho chị em phụ nữ. Nhất là nếu bạn đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng, những nơi có nguồn nước không đảm bảo.

Bởi vì về cơ bản, nước tiểu trong bàng quang của người khỏe mạnh là vô trùng. Nhưng nước máy, các loại nước dùng để rửa trong nhà vệ sinh thì có thể không như vậy. Chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là E. coli và xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang.

Bác sĩ Kannobu Sakanishi đến từ Shonan Beauty Clinic (Shibuya, Tokyo, Nhật Bản) cho biết thêm, ngay xung quanh khu vực hậu môn cũng rất dễ tồn tại loại vi khuẩn này. Nếu rửa không khéo hoặc dùng vòi xịt mạnh cả khu vực vùng kín, tỷ lệ vi khuẩn từ quanh hậu môn xâm nhập ngược vào niệu đạo là rất cao. Chưa kể, bản thân việc dùng vòi xịt trực tiếp vào âm đạo dễ làm mất môi trường tự nhiên, gây tổn thương, trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Đặc biệt, nếu bạn xịt hoặc rửa với nước nhưng sau đó không làm khô hoàn toàn thì vùng kín sẽ ẩm ướt và dễ viêm nhiễm hơn gấp nhiều lần.

2. Chà xát mạnh hoặc quá nhiều lần sau khi vệ sinh

Nhiều chị em cho rằng lau càng mạnh hoặc càng nhiều lần thì âm đạo sẽ càng khô ráo, sạch sẽ hơn sau khi đi vệ sinh. Nhưng sự thật thì đây là một hiểu lầm vô cùng tai hại!

Bác sĩ Kannobu Sakanishi giải thích, nếu lỗ niệu đạo không bị teo quá mức, thường sẽ có màng nhầy khiến lỗ niệu đạo có vẻ như bị đóng lại. Giấy vệ sinh sẽ mang dịch tiết từ âm đạo phía sau và vi khuẩn từ âm đạo ra ngoài hậu môn vào lỗ niệu đạo khi chúng ta lau. Cuối cùng phát triển thành các bệnh như viêm niệu đạo, viêm bàng quang.

3 việc làm sau khi đi vệ sinh tưởng sạch hóa bẩn, mang bệnh vào người - Ảnh 2.

Chà xát quá mạnh khi dùng giấy vệ sinh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh phụ khoa và đường tiết niệu (Ảnh minh họa)

Chương trình thông tin buổi sáng "Morning One" của đài NHK Nhật Bản cũng từng mời Nakata Maki - Giám đốc khoa sản của bệnh viện Mitsui Memorial (Nhật Bản) chia sẻ về vấn đề này. Bác sĩ Nakata Maki nói: “Đa số mọi người thường lau đi lau lại nhiều lần, nhưng điều này sẽ không chỉ đưa vi khuẩn từ nơi khác đến niệu đạo mà còn có thể gây ra trầy xước, tổn thương. Đặc biệt là còn dễ khiến các mảnh vụn do ma sát của giấy vệ sinh lọt vào niệu đạo và âm đạo”.

Vì vậy, bà khuyến cáo chỉ cần lấy một lượng giấy vệ sinh vừa đủ và nhẹ nhàng “ấn” lên lỗ niệu đạo khoảng 5 đến 10 giây để đảm bảo nó khô ráo. Còn nếu trong thời kỳ hành kinh, một lượng lớn máu và nước tiểu bẩn tập trung ở vùng kín, khả năng nhiễm trùng tăng lên rất nhiều, lúc này chỉ ấn vào thì không thể làm sạch được.

Lúc này, các chị em có thể chuẩn bị khăn lau trẻ em hoặc khăn mềm không có lông/không dễ rụng sợi vải, các loại khăn này đều cần không có mùi thơm cùng một chút nước tinh khiết. Hãy thấm khăn vào nước, lau theo 1 chiều kết hợp với nhấn nhẹ nhàng và sau đó dùng giấy vệ sinh ấn nhẹ để vùng kín khô ráo.

3. Lạm dụng hóa chất tẩy rửa

Nhiều người sử dụng sữa tắm, xà phòng… để rửa sạch hơn sau khi đi vệ sinh, dù là tiểu tiện hay đại tiện. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng điều này sẽ làm giảm khả năng kháng bệnh của hậu môn, âm đạo.

Bác sĩ Kannobu Sakanishi chỉ ra rằng, ở điều kiện bình thường, âm đạo có tính axit yếu và chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn tốt, vi khuẩn xấu ít có khả năng sinh sôi trong âm đạo. Nhưng nếu bạn thích rửa bằng nước mỗi khi đi tiểu, hay việc lạm dụng dung dịch vệ sinh vùng kín quá nhiều có thể gây hại cho môi trường trong âm đạo, khiến vi khuẩn có hại gia tăng nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.

Tương tự, vùng da quanh hậu môn có tính axit yếu và có một lớp lipid trên bề mặt. Hầu hết các loại chất tẩy rửa này đều có tính kiềm và 1 số thành phần hóa học ảnh hưởng đến giá trị PH của vùng da quanh hậu môn, cản trở sự cân bằng axit và rửa trôi lipid.

Chưa kể tới, một ngày chúng ta đi vệ sinh rất nhiều lần, nếu lần nào cũng rửa như vậy thì sẽ gây tổn thương hậu môn, âm đạo. Việc vệ sinh quá nhiều sẽ làm thay đổi trạng thái sinh lý, phá vỡ chức năng bài tiết bình thường của ống hậu môn. Đồng thời, chà xát, gây kích thích nhiều lần trong ngày cũng làm sẽ làm cho ống hậu môn và phần cuối của trực tràng trong tình trạng sung huyết, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về hậu môn - trực tràng.

3 việc làm sau khi đi vệ sinh tưởng sạch hóa bẩn, mang bệnh vào người - Ảnh 3.

Không chỉ sau khi đi vệ sinh, lạm dụng hóa chất tẩy rửa hoặc rửa quá nhiều lần trong ngày đều không tốt cho vùng kín (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi lạm dụng hóa chất tẩy rửa sẽ gây khô da, về lâu dài có thể gây khó chịu như ngứa hay các bệnh viêm nhiễm, dị ứng. Rửa nhiều lần còn khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, nhạy cảm hơn hoặc bị tiếp xúc nhiều hơn với đồ lót. Những điều này đều tạo tiền đề để vi khuẩn, bệnh tật sinh sôi. Vì vậy, chị em nên nhớ làm sạch vừa đủ và làm sạch đúng cách, đừng để “sạch quá hóa bệnh”.

Nguồn: Good Morning Health, Woman.tvbs, Sohu
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"

Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”

Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua

Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ

Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.

Xem nhiều nhất

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh

Hơn 92 triệu đồng đến với người mẹ 4 lần mất con, đứa còn lại bị dị tật bẩm sinh

Cảm thương hoàn cảnh, độc giả hảo tâm ủng hộ gia đình chị Hoài số tiền hơn 92 triệu đồng, giúp chị có thêm kinh phí chạy chữa cho con gái bị dị tật bẩm sinh.

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa

2 đứa trẻ không cha, cầu xin sự sống cho mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, không tiền cứu chữa

"Chị em cháu không có bố. Mẹ bị bệnh rất nặng. Cháu sợ mẹ chết, chúng cháu ở với ai", bé Chi (10 tuổi) nghẹn lời.

Bộ trưởng Y tế: 6 nội dung cần ưu tiên triển khai nhân Ngày sức khỏe thế giới 2025

Bộ trưởng Y tế: 6 nội dung cần ưu tiên triển khai nhân Ngày sức khỏe thế giới 2025

Hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Thế giới (7/4) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra chủ đề “Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng” (Healthy beginnings, hopeful futures) nhằm thúc đẩy các quốc gia và cộng đồng quốc tế tăng cường những nỗ lực trong việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em để dự phòng, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, tử vong ở bà mẹ, trẻ em...

Siết chặt quản lý bán thuốc online

Siết chặt quản lý bán thuốc online

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cho phép từ ngày 1/7/2025, các cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc không kê đơn qua sàn thương mại điện tử. Bộ Y tế đang xây dựng hành lang pháp lý để quản lý hoạt động bán thuốc online nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa

Nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đến Việt Nam trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa

Nhiều chuyên gia phẫu thuật, nhà nghiên cứu, tác giả sách y khoa hàng đầu thế giới đến tham gia báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị ngoại khoa được tổ chức tại TPHCM.

Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con

Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn

Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.