Theo các chuyên gia, khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bị ép ăn, trẻ dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh từ nhỏ và kéo dài đến sau này. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh lại quá ám ảnh vào việc làm thế nào để con phải ăn hết sạch mọi thứ trong mỗi bữa.
Để trẻ ăn hết, hầu hết cha mẹ đều: La mắng hoặc đe dọa để trẻ phải ăn; dụ dỗ con ăn bằng những món ăn không lành mạnh (kẹo, kem…); luôn theo đút cho trẻ trong khi trẻ có khả năng tự ăn; cho trẻ xem điện thoại, nghịch đồ chơi trong lúc ăn…
Để trẻ ăn hết, hầu hết cha mẹ đều: La mắng hoặc đe dọa để trẻ phải ăn; dụ dỗ con ăn bằng những món ăn không lành mạnh (kẹo, kem…); luôn theo đút cho trẻ trong khi trẻ có khả năng tự ăn; cho trẻ xem điện thoại, nghịch đồ chơi trong lúc ăn…
Việc phụ huynh ép trẻ ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé mà còn có thể dẫn đến hình thành nhiều thói quen ăn uống không tốt với trẻ khi trưởng thành. |
Thói quen trên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy:
1. Phụ huynh thường ép bé phải ăn những món ăn lành mạnh, nhiều dinh dưỡng và mong rằng bé sẽ có thói quen ăn thực phẩm lành mạnh như vậy khi trưởng thành. Nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ép bé ăn món mà bé không thích, bé có thể hình thành ác cảm với nhóm thức ăn đó về sau.
Thay vì ép con ăn, hãy để bé tự chủ động trong bữa ăn của mình, để bé tự cầm nắm, nếm những món ăn trong trạng thái vừa thích thú và thoải mái.
2. Việc ép trẻ ăn trong giai đoạn ăn dặm có mối quan hệ mật thiết đến những triệu chứng rối loạn trong ăn uống như béo phì, biếng ăn, chứng háu ăn khi trưởng thành.
3. Bé sẽ không hình thành được khả năng kiểm soát thói quen ăn uống. Điều này có thể dẫn tới việc bé thích ăn thức ăn không lành mạnh, ăn quá nhiều hay quá ít khi trưởng thành.
4. Các nghiên cứu cho thấy, khi trẻ bị ép ăn và được phụ huynh sử dụng các "chiêu thức" dụ dỗ chỉ nhằm mục đích giúp bé nuốt thức ăn mà không biết bé có nhai kỹ hoặc nhận biết mùi vị thức ăn đó như thế nào. Từ đó, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ mà khẩu vị của bé cũng thay đổi, bé sẽ hình thành thói quen nuốt thức ăn mà không cần nhai...
1. Phụ huynh thường ép bé phải ăn những món ăn lành mạnh, nhiều dinh dưỡng và mong rằng bé sẽ có thói quen ăn thực phẩm lành mạnh như vậy khi trưởng thành. Nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ép bé ăn món mà bé không thích, bé có thể hình thành ác cảm với nhóm thức ăn đó về sau.
Thay vì ép con ăn, hãy để bé tự chủ động trong bữa ăn của mình, để bé tự cầm nắm, nếm những món ăn trong trạng thái vừa thích thú và thoải mái.
2. Việc ép trẻ ăn trong giai đoạn ăn dặm có mối quan hệ mật thiết đến những triệu chứng rối loạn trong ăn uống như béo phì, biếng ăn, chứng háu ăn khi trưởng thành.
3. Bé sẽ không hình thành được khả năng kiểm soát thói quen ăn uống. Điều này có thể dẫn tới việc bé thích ăn thức ăn không lành mạnh, ăn quá nhiều hay quá ít khi trưởng thành.
4. Các nghiên cứu cho thấy, khi trẻ bị ép ăn và được phụ huynh sử dụng các "chiêu thức" dụ dỗ chỉ nhằm mục đích giúp bé nuốt thức ăn mà không biết bé có nhai kỹ hoặc nhận biết mùi vị thức ăn đó như thế nào. Từ đó, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ mà khẩu vị của bé cũng thay đổi, bé sẽ hình thành thói quen nuốt thức ăn mà không cần nhai...