pnvnonline@phunuvietnam.vn
4 kiểu gia đình cha mẹ nhàn tênh mà con vẫn có tương lai
Khi chúng ta có con, tất cả các kế hoạch cuộc sống đều được lập trình xoay quanh đứa trẻ. Đưa con cái đến thế giới này, ai cũng muốn con mình sống một cuộc đời an yên, hạnh phúc. Nhưng việc nuôi dưỡng một đứa trẻ không đơn giản chỉ là cho con cơm ăn, áo mặc, mua nhà, tậu xe. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là giáo dục con cái thật tốt.
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mình đã dành hết mọi thứ nhưng con cái học hành vẫn ngổn ngang, không biết ơn, thường xuyên cãi lại, cố tình làm trái ý. Ngược lại, những bậc cha mẹ đã giáo dục con cái thành công cảm thấy rằng sự trưởng thành của con cái là điều tự nhiên và họ không cần phải tốn quá nhiều công sức.
Một phụ huynh tại Trung Quốc mới đây chia sẻ câu chuyện: Con của em họ cô đang học tiểu học. Rõ ràng cháu là một cậu bé rất thông minh, nhưng thành tích học tập luôn không tốt, mỗi kỳ thi đều xếp cuối cùng. Điều này khiến cho người mẹ không khỏi buồn lòng.
Một ngày người mẹ đến nhà chị họ, nhìn dáng vẻ ủ rũ của em gái, người chị đưa em đến gặp cô Trương, giáo viên chủ nhiệm cũ của mình. Cô Trương có 30 năm kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm và sắp nghỉ hưu, trong quá trình trò chuyện, cô nhanh chóng chỉ ra vấn đề.
Cô nói: "Chúng ta đã nói chuyện rất nhiều, tôi có lẽ cũng biết tình hình của đứa trẻ, trên thực tế, điểm số của đứa trẻ không tốt, rõ ràng cha mẹ chịu một phần trách nhiệm lớn".
Người mẹ ngơ ngác không hiểu: "Cô Trương, ý cô là sao ạ? Kèm con học tập mỗi ngày, chẳng lẽ là không có trách nhiệm hay sao?".
Cô Trương nói: "Em cùng con học bài, nhưng lại mang lại cho con phản hồi tiêu cực. Từ cuộc trò chuyện từ nãy tới giờ tôi có thể nhận ra, có phải em luôn chỉ trích con mỗi ngày? Đứa trẻ vẫn còn nhỏ, cần nhất là sự khuyến khích của cha mẹ. Em càng chỉ trích, trẻ càng chán nản với việc học, làm thế nào có thể đạt kết quả tốt?". Người mẹ nghe xong, ngộ ra nhiều điều.
Cô Trương cũng cho rằng, với kinh nghiệm 30 năm dạy học và đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh, cô nhận ra nhiều đứa trẻ có tiền đồ khi lớn lên, gia đình đều có điểm chung. Đó là 4 kiểu gia đình này:
1. Gia đình có bố mẹ hay khen ngợi
Một đứa trẻ ít được đón nhận những lời khen, ít được mọi người xung quanh thừa nhận có thể rơi vào mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp và gặp khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ. Ngoài ra, trẻ có thể mất đi hứng thú, động lực học tập và các hoạt động khác. Nghiêm trọng hơn là trẻ dần xuất hiện xu hướng bạo lực, dễ bị kích động hay nhạy cảm quá mức.
Các chuyên gia tâm lý, giáo dục cho rằng, học sinh sẽ tiến bộ hơn nếu được khích lệ, động viên và việc khen trẻ thông minh sẽ khiến chúng giảm động lực cố gắng.
"Bản chất của giáo dục là khích lệ, cổ vũ, thức tỉnh", Tiến sĩ tâm lý học Robert Rosenthal của Đại học Harvard từng nói. Người nào biết cách cổ vũ và khích lệ học sinh thì người đó sẽ thành công.
2. Bầu không khí của gia đình hạnh phúc
Một gia đình có hoàn cảnh ảm đạm và chán nản, hoàn toàn không thể nuôi dạy những đứa trẻ lạc quan và tích cực, nhưng ngược lại những gia đình có bầu không khí hạnh phúc, những đứa trẻ chủ yếu đều rất tự tin và vui vẻ.
3. Biết tôn trọng ý kiến của trẻ
Có rất nhiều bậc cha mẹ kiểm soát con cái mạnh mẽ, cảm thấy rằng đứa trẻ do mình sinh ra thì tất cả mọi thứ mình phải đưa ra quyết định. Về lâu dài, đứa trẻ trở nên không có chủ kiến, sẽ chỉ dựa vào cha mẹ. Những gia đình biết tôn trọng ý kiến, suy nghĩ của trẻ sẽ cho trẻ quyền lựa chọn, trẻ sẽ học hỏi nhiều hơn trong quá trình này.
4. Gia đình không nuông chiều
Mỗi đứa trẻ là một kho báu của cha mẹ, nhưng các gia đình khác nhau giáo dục con cái của họ là hoàn toàn khác nhau. Nhìn vào những người thành công, chúng ta sẽ thấy rằng họ có một điểm chung lớn, đó là khả năng tự chăm sóc bản thân mạnh mẽ. Những đứa trẻ có cha mẹ nuông chiều vô lối và trở nên không biết làm gì, tương lai rất khó có tiền đồ.
Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, nhưng tình yêu này phải vừa phải. Cần học cách dần dần buông bỏ, tin rằng trẻ có thể chăm sóc tốt cho chính mình. Đứa trẻ sớm hay muộn cũng phải học cách độc lập. Những gì chúng ta phải làm là cung cấp cho trẻ quyền lựa chọn và giúp con định hướng chứ không phải làm thay con mọi thứ.