pnvnonline@phunuvietnam.vn
4 loại thực phẩm lọt vào "danh sách đen" của bệnh đau dạ dày, càng ăn nhiều càng có hại
Dạ dày là một cơ quan có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng. Bên cạnh nhiệm vụ dự trữ thức ăn, cơ quan này còn có tác dụng nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở Việt Nam theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa.
Niêm mạc dạ dày là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn. Vì vậy, theo tờ QQ nếu bạn không muốn làm tổn thương dạ dày của mình, hãy tránh những thực phẩm tai hại dưới đây.
4 loại thực phẩm đã lọt vào "danh sách đen" của bệnh đau dạ dày
1. Đồ ăn sống
Các lọai đồ ăn sống như sashimi, sushi, đồ tái... dù ngon, cung cấp nhiều vitamin và axit béo omega-3. Nhưng các món ăn chưa được nấu chín này cũng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, gây nôn, tiêu chảy và đau dạ dày.
Ngoài ra, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các món đồ sống, ăn đồ tái không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu...
2. Thức ăn chua
Những món ăn chua như cam, chanh, dứa, dưa muối... có tính axit cao, dễ gây trào ngược axit dạ dày, ợ chua, và làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện nhiều cơn đau quặn.
3. Đồ ăn cay
Thức ăn cay rất phổ biến trong cuộc sống vì chúng kích thích vị giác, giúp người ăn có cảm thấy ngon miệng hơn. Nhưng cũng như đồ chua, đồ cay gây ra cảm giác nóng và gây kích ứng đối với dạ dày. Nếu bạn ăn quá ớt sẽ khiến dạ dày bị tổn thưởng, xuất hiện ợ nóng, đau quặn bụng.
4. Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm dù bị mốc ở một góc nhỏ cũng nên vứt bỏ vì nấm mốc có thể ăn sâu vào bên trong thực phẩm mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nếu bạn ăn chúng, tác hại đầu tiên là có thể gây đau dạ dày do vi khuẩn xâm nhập, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Nghiêm trọng hơn, thực phẩm bị mốc có thể chứa độc tố aflatoxin - một chất độc gây hại tim, gan, thận và có thể gây ung thư nội tạng.
Bệnh nhân dạ dày nên ăn gì để bệnh sớm hồi phục?
Khi có vấn đề về dạ dày, cơ thể sẽ phát ra 5 tín hiệu.
1. Buồn nôn và nôn
2. Đau bụng bất thường
3. Chán ăn và khó tiêu
4. Khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng và có dấu hiệu suy nhược cơ thể
5. Chướng bụng, màu phân bất thường hoặc có máu trong phân.
Khi có những dấu hiệu trên, việc bạn cần làm đầu tiên là thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn sau theo hướng dẫn của Viện Dinh Dưỡng (Việt Nam) để bệnh dạ dày sớm hồi phục.
Những thực phẩm nên có trong thực đơn bao gồm:
- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
- Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).
- Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
- Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).
- Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).
Khi ăn cần lưu ý:
- Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
- Nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 4-50 độ C.
- Thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.