pnvnonline@phunuvietnam.vn
4 món đồ nội thất trong nhà tiềm ẩn nguy cơ với trẻ nhỏ
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, nhà là nơi an toàn nhất nhưng trên thực tế nơi an toàn nhất cũng chính là nơi nguy hiểm nhất.
Không khó để tìm thấy nhiều tình huống thương tâm được chia sẻ trên báo chí về các trường hợp trẻ em bị các đồ vật trong nhà ngã đè lên người. Đặc biệt là những chiếc tủ to, có nhiều ngăn kéo, khiến các em nhỏ tò mò trèo lên và không may tủ ngã đè trúng.
Trong các trường hợp trẻ bị tủ đè, nếu trẻ quá nhỏ có thể không chịu sức nặng của tủ, khiến chúng nhẹ thì gãy xương, nặng thì tử vong trên đường đi cấp cứu. Không chỉ riêng tủ, các vật dụng có sức nặng như gương, giá sách, TV... đều có thể gây nguy hiểm khi ngã đè vào người trẻ.
Những đồ vật này tuy không gây nguy hiểm cho người lớn nhưng có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ sở hữu những món đồ nội thất dưới đây, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Những món đồ nội thất tiềm ẩn nguy cơ trong nhà có trẻ em
1. Tủ nhỏ có nhiều ngăn kéo
Trong nhiều gia đình thường có những chiếc tủ nhỏ cao tầm 1m, có ngăn kéo, để đựng những đồ vật linh tinh. Vì trông chiếc tủ không quá lớn, cũng không gây hại gì nên nhiều cha mẹ nghĩ nó an toàn. Trên thực tế không phải vậy, nhiều trẻ nghịch ngợm, thích leo trèo, loại tủ này lại dễ bị nghiêng, sập, gây thương tích cho trẻ.
2. Đồ nội thất có các góc nhọn
Đồ nội thất có các góc nhọn dễ gây thương tích cho trẻ. Nếu trẻ vô tình đụng trúng vào tay chân có thể bị trầy xước nhẹ, nhưng nếu chạm vào mắt hay đầu sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu trong nhà có trẻ em thì phải thực hiện các thiết bịbảo vệ ở những nơi như góc bàn...
3. Rèm có dây rút
Một số rèm cửa gia đình có dây rút. Những sợi dây rút này tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm đối với trẻ em. Nếu cha mẹ bất cẩn không quan sát, trẻ đùa nghịch với sợi dây rút này, khiến nó vô tình vướng vào cổ có thể gây ngạt thở ngay.
Vì vậy, cha mẹ nên tránh những loại rèm dây rút như vậy khi lắp rèm. Nếu nó đã được lắp đặt, hãy thay thế kịp thời khi nhà có trẻ nhỏ.
4. Tủ không thể mở được từ bên trong
Một số tủ có ổ khóa, từ bên ngoài có thể dễ dàng mở được nhưng từ bên trong không thể mở được. Trẻ em rất thích chơi trốn tìm, chúng có thể trốn vào trong tủ và bị mắc kẹt bên trong, cuối cùng bị ngạt thở.
Nếu vẫn muốn có loại tủ này trong nhà, bạn có thể lắp thêm một cái lỗ thông gió và có thể mở được từ bên trong để tránh trường hợp bất trắc xảy ra.
Cha mẹ cần phải làm gì để hạn chế tối đa nguy hiểm cho con mình?
Để loại trừ tất cả nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, các món đồ nội thất trong nhà cần được cha mẹ xử lý thích hợp.
- Cố định tất cả tủ vào tường
Tủ đồ không thể thiếu đối với nhiều gia đình, nó rất hữu ích khi có thể đựng rất nhiều đồ linh tinh. Tuy nhiên, cha mẹ phải lưu ý rằng tất cả đồ nội thất cao hơn 60cm cần gắn cố định vào tường, đặt đồ nặng phía dưới, đồ nhẹ phía trên, bên ngoài không để những vật như chai lọ dễ vỡ.
- Bọc các góc bàn
Để trẻ tránh bị thương do va chạm với các góc nhọn của đồ đạc, bạn nên mua các miếng silicon để bọc vào cạnh bàn, ổ cắm và những nơi khác.
- Luôn để ý trẻ trong tầm mắt
Cha mẹ không thể lúc trực bên cạnh con 24/24, khi trẻ còn nhỏ chưa ý thức, chúng luôn phải trong tầm mắt của cha mẹ, đặc biệt ở độ tuổi thích tò mò và hiếu động như 2-3 tuổi. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cần nói cho con biết các vị trí trong nhà có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.