• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

"4 nhiều" trên cơ thể cảnh báo nguy cơ mắc đái tháo đường, nếu có cần đi khám sớm

Ngọc Minh
22/09/2023 - 18:34

Kiểm tra đường huyết (ảnh minh hoạ).

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gây ra những diễn biến khó lường.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Triết, Phó Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, đái tháo đường là tình trạng tăng đường máu mạn tính. Tăng đường huyết mạn tính sẽ dẫn tới biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, biến chứng hay gặp nhất là biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh đái tháo đường. Triệu chứng của bệnh thường diễn biến âm thầm trong một thời gian dài và có thể gây ra biến chứng. Ngay cả các trường hợp đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường nếu không được điều trị tốt, bệnh vẫn có thể tiếp tục diễn biến âm thầm và gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan.

Biến chứng phổ biến hay gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng tim mạch: Đột tử, nhồi máu cơ tim. Biến chứng tại mạch máu nhỏ có thể gây mù mắt, suy thận, đoạn chi…

Đái tháo đường có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và có xu hướng trẻ hoá.

"Trước đây, khi nhắc tới đái tháo đường tuýp 2, mọi người thường nhắc tới căn bệnh của người lớn tuổi. Tuy nhiên, gần đây đái tháo đường tuýp 2 còn gặp ở các bệnh nhân khá trẻ. Quá trình tôi thăm khám đã ghi nhận bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi tiểu học", bác sĩ Triết nói.

4 nhiều: Dấu hiệu báo bạn có thể đang mắc đái tháo đường cần đi khám sớm - Ảnh 1.

Kiểm tra đường huyết (ảnh minh hoạ).

Nguyên nhân khiến bệnh đái tháo đường trẻ hóa là do lối sống ít vận động, chỉ ngồi tĩnh tại một chỗ, ăn uống không khoa học (thích ăn đồ ăn nhanh, thường xuyên uống nước ngọt…), dẫn tới thừa cân, béo phì.

Bác sĩ Triết cho biết, mọi người có thể dễ dàng nhận biết bệnh đái tháo đường qua hội chứng "4 nhiều": Khát nước nhiều, uống nước nhiều, ăn nhiều nhưng giảm cân nhanh, đi tiểu nhiều.

Đối với người mắc đái tháo đường tuýp 1, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đột ngột, bất ngờ. Bệnh nhân có thể phải nhập viện luôn do tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

Đối với người đái tháo đường tuýp 2, người bệnh gần như không có triệu chứng. Khi bệnh nhân có triệu chứng thì đường huyết đã tăng rất cao. Do vậy, việc nhận biết nguy cơ để tầm soát sớm và phát hiện bệnh kịp thời là rất quan trọng.

Theo bác sĩ Triết, các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì (chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 23) và có thêm thói quen lười vận động; gia đình có người thân trực hệ mắc bệnh đái tháo đường; mắc sẵn những bệnh mạn tính như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.

Đối với phụ nữ, những người từng mắc đa nang buồng trứng hoặc đái tháo đường thai kỳ cũng cần lưu ý tầm soát bệnh đái tháo đường sớm.

Ngoài ra, người ngoài 45 tuổi dù không bị thừa cân, béo phì nhưng cũng cần chủ động tầm soát nguy cơ mắc đái tháo đường.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra cách phòng tránh bệnh tiểu đường tuýp 1. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, mọi người có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

- Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm;

- Tăng cường ăn nhiều cá hơn, tối thiểu nên ăn 2 bữa/tuần;

- Hạn chế muối, tránh ăn mặn, bánh kẹo và nước ngọt có gas;

- Không nên ăn quá nhiều nội tạng và mỡ động vật;

- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia;

- Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày;

- Thực hiện chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn: Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 - 45 phút để đi bộ hoặc tập luyện một bộ môn thể thao phù hợp với sức khoẻ;

- Đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đối với những người làm công việc văn phòng, nếu nơi làm việc nằm ở tầng thấp thì nên hạn chế dùng thang máy mà có thể rèn luyện thể lực bằng cách đi cầu thang bộ, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Mọi người nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh khu vực làm việc khoảng 1 tiếng/lần.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Thường trực Ban Bí thư gặp mặt, biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc

Thường trực Ban Bí thư gặp mặt, biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc

Sáng 18/10, trong khuôn khổ Chương trình biểu dương Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 với chủ đề "Những bông hoa tháng 10", Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức TƯ Đảng Trương Thị Mai đã có cuộc gặp mặt thân mật, động viên, biểu dương các đại biểu tham dự Chương trình.

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch Quốc hội, cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (10/10/1908 - 10/10/2023), Báo PNVN trân trọng giới thiệu Ký sự nhân vật "Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi".

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Trong bài phát biểu của mình sau trận đấu gặp Đội tuyển Mỹ, HLV trưởng Mai Đức Chung đã chia sẻ về cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên Quốc ca Việt Nam được vang lên ở đấu trường World Cup nữ: "Khi Quốc ca Việt Nam vang lên, cảm xúc của tôi dâng trào. Chúng tôi chưa bao giờ được đá World Cup. Nhưng bây giờ, cả thế giới đã được nghe Quốc ca Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh, hãnh diện!".

Đọc thêm