4 việc người trí tuệ không nên mưu tính, tâm tư hao tổn lại tốn công vô ích

Louis
18/05/2020 - 07:41
4 việc người trí tuệ không nên mưu tính, tâm tư hao tổn lại tốn công vô ích
Mưu sự là cần thiết, tuy nhiên, không phải là điều nên trong mọi trường hợp. Đâu đó vẫn có sự việc chúng ta không cần mưu tính quá nhiều.

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, khi đứng trước một quyết định hoặc chuẩn bị thực hiện một công việc gì, thứ đầu tiên ai cũng cần phải chuẩn bị là mưu tính và lên kế hoạch thực hiện. Việc gì nên làm và việc gì không nên làm, lợi hại chiếm bao phần, tất cả đều cần phải tính toán đâu vào đấy, không thể tùy tiện.

Việc dù vặt vãnh, chi tiết dù nhỏ cũng không thể bỏ qua. Tính toán kỹ càng cũng như có kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ sẽ phần nào giúp chúng ta định hình được con đường mình sắp đi, tránh lạc lối, sa đà, phân tâm bởi những chướng ngại xung quanh, ngã rẽ dọc đường.

4 việc người trí tuệ không nên mưu tính: Tâm tư hảo tổn, tốn công vô ích mà nghiệp lại chất chồng - Ảnh 1.

Mũi tên đã bắn ra thì không thể thu về được, sự việc đã triển khai rồi mà thu hồi thì đa phần để lại tổn thất. Mưu sự là cần thiết, tuy nhiên, không phải là điều nên trong mọi trường hợp. Đâu đó vẫn có sự việc chúng ta không cần mưu tính quá nhiều.

Không mưu tính việc không nắm chắc

Không đánh trận không có chuẩn bị, không làm những việc bản thân mình không nắm chắc. Nếu biết rõ khả năng thắng rất thấp, thì việc chúng ta cần làm là ẩn mình rèn giũa thêm đợi đến khi thời cơ chín muồi. Một khi đã bỏ thời gian và tinh lực thì phải dốc hết toàn bộ sức của mình.

Còn nếu đã biết rõ là không thể làm mà vẫn cứ cố làm, đại đa phần là không hiểu mưu tính hoạch định, lấy trứng chọi với đá. Kết quả chỉ có thể là trứng vỡ nát mà đá chẳng mảy may hư tổn.

Mọi việc trong cuộc sống cũng giống như một bàn cờ thu nhỏ, người trí tuệ biết tránh bại cục, tích trữ năng lượng, tích trữ nhiều tiêu hao ít. Đó mới là lý trí xử sự của người trí tuệ.

4 việc người trí tuệ không nên mưu tính: Tâm tư hảo tổn, tốn công vô ích mà nghiệp lại chất chồng - Ảnh 2.

Không mưu tính việc hại người lợi mình

Mưu sự với người ta, bất kể đối phương đưa ra những điều kiện ưu đãi có lợi như thế nào, nhưng tổn hại đến lợi ích của người khác thì việc này nhất định không được mưu tính hoạch định. Mưu tính hoạch định cần được dùng vào những sự việc đúng đắn mới mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội.

“Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Người trí tuệ không mưu tính cái lợi trước mắt mà hủy hoại đi thanh danh, uy tín của bản thân. Người trí tuệ, đặc biệt chú ý bảo vệ thanh danh. Những sự tình tự tư tự lợi, tổn hại lợi ích người khác, tổn hại lợi ích xã hội thì người trí tuệ nhất định sẽ từ chối tham gia.

Không mưu tính sự việc không thực tế

Tất cả mọi việc, nếu muốn thành công thì ắt phải có nền tảng thực tế, không thể chỉ dựa vào tưởng tượng. Mọi việc đều cần từng bước, từng bước thực thi một cách cụ thể.

Trước khi mưu sự, phải xem xét tính khả thi của sự việc. Nếu hoàn toàn ảo tưởng không thực tế thì chỉ là việc lòe người, để mọi người ca tụng mà thôi, càng không cần phải mưu tính hoạch định, bởi vì đó chắc chắn sẽ đi vào con đường cụt.

4 việc người trí tuệ không nên mưu tính: Tâm tư hảo tổn, tốn công vô ích mà nghiệp lại chất chồng - Ảnh 3.

Không mưu tính việc đối thủ làm rồi

Những sự việc mà đối thủ đã bắt tay làm rồi, cho dù có lợi ích lớn đến đâu cũng không cần mưu tính hoạch định nữa. Bởi người dẫn đầu sẽ tự tạo ra con đường cho riêng mình, chinh phục đỉnh cao do mình tự đặt ra chứ không phải chăm chăm chạy theo đuôi của đối thủ cạnh tranh.

Thay vì cứ đi theo sau, sao chép cách thức của người khác, bản thân mình hãy tự nghiên cứu, vạch ra lối đi phù hợp và hiệu quả nhất cho bản thân. Bản sắc của mỗi người đều là thứ riêng biệt và chúng ta chẳng cần đi theo đuôi một ai. Bởi nếu cứ mãi theo đuôi, chúng ta chẳng thể vượt lên để trở thành người dẫn đầu được.

Trí tuệ có được từ kinh nghiệm thực tiễn, cho nên chỉ cần chúng ta sống hết mình và tích cực trau dồi bản thân từng ngày, đến một thời đoạn không xa, lượng tự khắc biến đổi thành chất. Từ đó, chúng ta sẽ biết cách ứng phó trước những tình huống mà cuộc sống đặc ra. Chúng ta sẽ có năng lực nhận thức và phân biệt chính xác thứ gì nên mưu tính, hoạch định cũng như đánh giá được tính khả thi của sự việc tránh tốn công vô ích.

4 việc người trí tuệ không nên mưu tính: Tâm tư hảo tổn, tốn công vô ích mà nghiệp lại chất chồng - Ảnh 4.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm