1. Đường ruột
Không thể ngờ rằng đường ruột dài 5-6 m trong cơ thể chúng ta là bộ phận bị lão hóa trước tiên. Chuyên gia cho biết, 90% bệnh tật của con người liên quan đến đường ruột không sạch, không khỏe, do đường ruột là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất, bài tiết chất thải, độc tố.
Đường ruột lão hóa dẫn tới hậu quả trực tiếp là táo bón, 1 ngày không bài tiết tương đương với hút 3 bao thuốc lá. Đường ruột có thể tích trữ lượng chất thải nhiều nhất là 6,5 kg, khi bị táo bón, lượng lớn chất thải bị tắc lại trong ruột sẽ khiến cho độc tố và chất cặn bã không được đưa ra ngoài, thậm chí còn bị hấp thụ ngược trở lại, dẫn tới sắc da xỉn màu, nổi mụn, hơi thở nặng mùi, vòng 2 phình to...
Chuyên gia gợi ý món ăn giúp đường ruột khỏe và sạch: khoai lang, ngũ cốc và các thực phẩm giàu chất xơ.
2. Cột sống
Kể từ sau 35 tuổi, cột sống bắt đầu suy giảm chức năng. Tình trạng cong vẹo cột sống xuất hiện sẽ kéo theo nhiều bệnh tật khác. Tỉ lệ nữ giới bị cong vẹo cột sống nhiều hơn gấp 4 lần nam giới, do cột sống của phụ nữ khá yếu, rất dễ bị tổn thương. Bệnh về cột sống còn ảnh hưởng tới mạch máu não và sức khỏe tâm lý.
Các cuộc khảo sát phát hiện ra, người có thói quen đứng bắt chéo chân dễ bị cong, gù lưng, do cột sống lưng và cột sống ngực chịu áp lực không đồng đều, lâu ngày dẫn tới chèn ép dây thần kinh cột sống. Ngoài ra, bắt chéo chân cũng gây trở ngại cho việc lưu thông máu ở chân, khiến cho tĩnh mạch vùng chân bị căng phồng.
Bạn có thể bảo vệ cột sống bằng cách bổ sung đầy đủ collagen và canxi cho cơ thể, tắm nắng nhiều cho xương chắc khỏe.
3. Răng lợi
Nếu bạn phát hiện răng của mình dài hơn trước, đừng cho rằng răng vẫn đang phát triển, mà tình trạng này là do lợi co lại, thậm chí có thể nhìn thấy một phần gốc răng lộ ra ngoài. Khi các chức năng trong cơ thể dần lão hóa, không chỉ có da mất tính săn chắc đàn hồi, mà chân răng cũng không còn chắc khỏe, bắt đầu lung lay.
Cách bảo vệ răng tốt nhất là để chân răng tránh xa vi khuẩn, bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đồng thời kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch. Vi khuẩn mang theo nhiều bệnh răng miệng sẽ làm tăng tình trạng tụt lợi chân răng, tuy nhiên bạn không nên dùng quá nhiều lực khi đánh răng, vì như vậy có thể làm tổn thương mô nướu gây viêm nhiễm.
4. Mũi
Mũi của chúng ta khỏe đẹp nhất vào độ tuổi từ 20 đến 40, sau 40 tuổi bạn sẽ phát hiện ra lỗ mũi mình bị chảy xệ, hình dáng mũi thay đổi, sống mũi cũng thấp hơn một chút, thậm chí bạn có thể cảm thấy mũi to hơn trước rất nhiều. Giống như da, cơ thịt và các mô mềm khác, mũi cũng bị lão hóa theo thời gian, cộng thêm khung xương dần thu nhỏ lại khiến các mô mềm ở mũi thiếu đi khung đỡ.
Để mũi luôn khoẻ mạnh, bạn cần vệ sinh mũi hàng ngày, có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi. Làn da mũi cũng rất cần được quan tâm chăm sóc, hãy tẩy trang kỹ cho vùng mũi và dưỡng ẩm thường xuyên.
5. Tóc
Sau 35 tuổi, tóc của chúng ta sẽ rụng nhiều hơn, đầu trở nên thưa tóc hơn, nguyên nhân có liên quan đến sự bài tiết của estrogen. Bên cạnh đó, cơ thể lão hóa theo thời gian sẽ làm thay đổi màu sắc, kết cấu và độ dày của tóc.
Để làm chậm quá trình lão hóa của tóc, bạn cần giữ da đầu sạch và chăm sóc cẩn thận, như vậy tóc sẽ khỏe và ít rụng hơn. Hạn chế sử dụng các công cụ tạo nhiệt trên tóc là cách hữu ích ngăn ngừa tóc lão hóa, vì nhiệt là tác nhân lớn nhất khiến cho tóc yếu và suy giảm keratin. Ngoài ra, chú ý cung cấp lượng lớn protein và vitamin cho cơ thể để duy trì mái tóc dày dặn, khỏe đẹp.