5 bước giúp bạn thay đổi tư duy tiền bạc

BẢO ANH.
12/09/2022 - 12:00
5 bước giúp bạn thay đổi tư duy tiền bạc

Ảnh minh họa

5 bước này sẽ giúp bạn thay đổi tư duy tiền bạc, cải thiện tình hình tài chính. Nhớ rằng, bạn là người kiểm soát tài chính của mình. Hãy tin vào giá trị của bản thân và biết ơn hơn mỗi khoảnh khắc trôi qua cũng như điều bạn đang hướng tới.

Tư duy tiền bạc của bạn xác định cách bạn nghĩ về tiền và điều này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn tiết kiệm, cách bạn chi tiêu và cách bạn quản lý nợ của mình. Đó là niềm tin cốt lõi của bạn về tiền bạc cũng như thái độ của bạn đối với nó.

Tư duy tiền bạc bao gồm:

Điều bạn nghĩ mình có thể và không thể làm với tiền bạc

Bạn nghĩ mình xứng đáng kiếm được bao nhiêu tiền

Bạn tin rằng mình nên quản lý tiền của mình như thế nào (chi tiêu, tiết kiệm, chia sẻ)

Bạn tin rằng mình nên quản lý nợ ra sao

Khả năng phát triển sự giàu có

Sự tự tin về tài chính của bạn

Để giúp bạn xác định xem bạn có suy nghĩ tích cực hay tiêu cực về tiền bạc, hãy hoàn thành các câu hỏi dưới đây theo cách trả lời Đúng hoặc Sai:

Tôi lo lắng về tài chính của mình và cảm thấy sợ khi nghĩ về điều đó.

Tôi không thấy mình kiểm soát được tiền.

Tôi thấy bi quan về tương lai tài chính của mình.

Tôi cảm thấy bị ám ảnh bởi tiền và cách người khác xử lý tiền của họ.

Tôi sợ sẽ không bao giờ hiểu được tài chính của mình hay học được cách quản lý nó.

Tôi có xu hướng trì hoãn các quyết định hoặc hành động liên quan đến tài chính.

Tôi không biết làm thế nào để phát triển sự giàu có của mình và không nghĩ rằng mình có thể làm được.

Tôi chỉ xứng đáng với những gì tôi đang có hiện tại và không thể hơn.

Tôi sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu tài chính của mình hay thoát khỏi nợ nần.

Tiền sẽ không bao giờ là bạn của tôi.

Nếu bạn câu trả lời của bạn đa phần là “Sai”, xin chúc mừng, bạn là người có suy nghĩ tích cực về tiền bạc! Tuy nhiên, nếu bạn đa phần trả lời là “Đúng” thì bạn có một số việc cần làm để thay đổi hiện trạng.

Dưới đây là 5 bước giúp bạn thay đổi tư duy tiền bạc, giúp thúc đẩy tình trạng tài chính, giàu có là điều trong tầm tay:

Bước 1: Suy ngẫm về quan điểm tài chính của bạn

Trước khi có thể thay đổi bất cứ điều gì trong cuộc sống và không loại trừ vấn đề tài chính, bạn cần dành một chút thời gian để suy ngẫm về quá khứ của mình để thấy liệu nó ảnh hưởng đến hiện tại của bạn. Hãy nghĩ về những trải nghiệm đã qua của bạn với tiền bạc:

Bạn đã lớn lên như thế nào?

Những người lớn trong cuộc sống của bạn đã dạy bạn điều gì về tiền bạc?

Những thông điệp về tiền bạc nào đã thấm nhuần trong bạn từ khi còn nhỏ?

Cha mẹ bạn là người chi tiêu thoải mái hay tiết kiệm?

Cha mẹ bạn có phải vật lộn với tiền bạc không hay mọi thứ đến với họ một cách dễ dàng?

Mối quan hệ của họ với tiền bạc thế nào?

Bạn đã tiếp cận tiền bạc như thế nào khi bước vào tuổi trưởng thành?

Hãy nghĩ về những gì đã góp một phần vào cách bạn nhìn nhận tiền bạc ngày hôm nay. Nhớ rằng, điều đó không có nghĩa là bạn nên đổ lỗi cho cha mẹ về tất cả những sai lầm tài chính cũng như suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc của mình. Những người trưởng thành trong cuộc sống của bạn đóng một phần vai trò trong cách bạn nhìn nhận tiền bạc nhưng chỉ là một phần.

Bước 2: Áp dụng tư duy tích cực về tiền bạc

Hãy thay đổi quan điểm tài chính của bạn và áp dụng tư duy tích cực hơn về tiền bạc thông qua các xác nhận tài chính. Hãy thành thật trò chuyện với chính mình về các vấn đề đang gặp phải. Những vấn đề quan trọng cần đề cập như:

Những gì bạn kiếm được (tiền lương, tiền thưởng...)

Những gì bạn chi tiền vào (chi trả hóa đơn điện nước, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, đi lại...)

Các khoản chi tiêu tự do

Những sai lầm tài chính bạn mắc phải

Nếu có tình hình huống nào trong các tình huống trên khiến bạn tiêu cực hơn khi nhắc đến tình hình tài chính, đã đến lúc thay đổi. Ví dụ:

“Tôi sẽ chỉ luôn làm đồng nào xào đồng đó thôi” thay bằng “Tôi có thể điều chỉnh ngân sách của mình để cảm thấy thoải mái hơn với các khoản chi tiêu và không kiệt quệ vào mỗi cuối tháng.”

"Tôi là một kẻ thất bại với tiền bạc" thay bằng “Mọi người đều mắc sai lầm và tôi lấy đó làm bài học cho những ngày tháng sau này.”

"Tôi sẽ không bao giờ có nhiều tiền như bạn" thay bằng “Tất cả chúng ta đều ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời và đúng hay sai đều là tương đối.”

Bước 3: Thay đổi tư duy của bạn để tiết kiệm tiền

Tiếp theo, hãy dành một chút thời gian để xác định các giá trị và mục tiêu tài chính của bạn. Những điều này sẽ giúp bạn định hướng tiền của mình và hướng tư duy đến việc tiết kiệm tiền.

Điều gì thực sự quan trọng đối với bạn? Bạn muốn nhìn thấy mình ở đâu trong 1, 5, 10 hay 20 năm nữa? Việc viết ra những giá trị tài chính và mục tiêu tài chính sẽ giúp bạn được nhắc nhở, động viên và tiếp thêm sức mạnh trong những ngày tháng cảm thấy khó khăn.

Sau khi đã xác định được mục tiêu của mình, hãy lên kế hoạch về những bước bạn cần làm để hiện thực hóa mục tiêu đó. Hãy thực sự đi sâu vào thực tế để có thể đạt được nhiều mục tiêu tài chính hơn.

Bước 4: Theo dõi chi tiêu của bạn

Cách tốt nhất để tìm hiểu thêm về tiền của bạn và điều chỉnh suy nghĩ về tiền bạc là theo dõi chi tiêu trong ít nhất một tháng. Điều này bao gồm việc ghi lại những dõi cảm xúc của bạn khi quản lý, chi tiêu và tiết kiệm tiền:

Bạn cảm thấy thế nào khi được trả tiền?

Bạn cảm thấy thế nào khi thanh toán hóa đơn hoặc sử dụng tiền cho các khoản chi tiêu?

Bạn cảm thấy thế nào khi tiêu tiền cho mình hoặc cho người khác?

Các yếu tố kích hoạt chi tiêu của bạn là gì?

Bước 5: Cam kết thay đổi thói quen sử dụng tiền của bạn

Bạn sẵn sàng để thay đổi suy nghĩ về tiền bạc của mình và đã đến lúc hành động cũng như cam kết thay đổi thói quen sử dụng tiền của bạn. Đây là cơ hội để bạn học hỏi thêm về cách quản lý tiền của mình.

Bạn có thể lấy cảm hứng cho mình bằng cách tìm hiểu về những tấm gương thành công đã đi lên từ đôi bàn tay trắng, đọc sách, nghe podcast, tham gia các khóa học trực tuyến và trực tiếp… Điều quan trọng chính là cam kết thực hiện sự thay đổi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm